A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hà Nội: Nhộn nhịp phiên chợ Mơ những ngày cuối năm

Ngày 27/12 (27 tháng Chạp) cũng là phiên chợ Mơ cuối cùng của năm Nhâm Dần. Sát Tết Nguyên đán, hoa, cây cảnh là những mặt hàng được người dân ưu tiên lựa chọn.

Sinh ra và lớn lên ở ngay sát chợ Mơ xưa, chúng tôi cũng là những thế hệ may mắn vì được theo bà, theo mẹ đi các phiên chợ Mơ xưa (diễn ra vào các ngày 2, 7, 12, 17, 22, 27 âm lịch trong tháng). Chợ Mơ xưa có nhiều cổng vào theo hướng đường Minh Khai và đường Bạch Mai.

Trung tâm Thương mại chợ Mơ bây giờ thiếu vắng các phiên chợ

Trung tâm Thương mại chợ Mơ bây giờ thiếu vắng các phiên chợ

Một góc của chợ Mơ mới được tiểu thương họp phía dưới tầng hầm Trung tâm Thương mại chợ Mơ

Một góc của chợ Mơ mới được tiểu thương họp phía dưới tầng hầm Trung tâm Thương mại chợ Mơ

Theo lời kể của các bà, các mẹ, chợ Mơ xưa thuộc phường Hồng Mai, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Trước đây, người dân ở khu vực này sống bằng nghề trồng cây mai lấy quả, có các giống mai vàng, mai hồng, mai trắng nên mới có nhiều cái tên được hình thành như Hoàng Mai, Hồng Mai, Bạch Mai như ngày nay. Mai còn có nghĩa là mơ nên người dân ở đây từng được gọi là người Kẻ Mơ.

Ban đầu vì nhu cầu trao đổi giống cây trồng, dụng cụ nông nghiệp, người dân họp chợ ở cuối phố Bạch Mai và lấy tên là chợ Mơ. Sau này khi người dân di cư tới đây ở đông đúc, chợ Mơ cũng nhộn nhịp hơn nhưng vẫn giữ lệ cũ họp theo phiên và thêm các mặt hàng vật nuôi, con giống.

Sự sầm uất của chợ Mơ vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức chúng tôi. Ở đây, được bày bán đủ thứ. Một số gia đình có đàn chó, đàn mèo con cũng đợi đến phiên chợ Mơ để bán lấy chút tiền chi tiêu trong nhà. Cây giống, chậu hoa, cây cảnh từ khắp nơi, nhất là từ Văn Giang (Hưng Yên) chở sang. Thời đó, đi phiên chợ đôi khi chỉ để được ngắm đủ thứ sắc màu sinh động.

Từ 2009 chợ Mơ bắt đầu được xây dựng lại trên nền chợ cũ, thời gian này phiên chợ Mơ được tạm thời chuyển sang họp dọc bờ sông Kim Ngưu. Tại đây, vào những ngày có phiên chợ, lượng khách đến rất đông đúc. Hoa, cây cảnh, các giống chó, mèo quý từ nhiều nơi được mang tới đây tha hồ cho khách lựa chọn, ngắm nghía, trả giá. Theo nhiều người dân thì giá cả cây cảnh tại chợ Mơ tương đối rẻ so với chợ Bưởi.

Sau 5 năm bị gián đoạn do xây dựng Trung tâm Thương mại chợ Mơ, đến năm 2014, khi Trung tâm này đi vào hoạt động thì phiên chợ Mơ cũng được phục hồi trở lại dưới chân tòa nhà cao 15 tầng. Tuy nhiên, lượng khách đến đây không đông do những người buôn bán và cả những khách hàng cũng không biết thông tin phiên chợ đã họp trở lại. Và đến nay, phiên chợ Mơ cũng không còn được duy trì tại Trung tâm Thương mại chợ Mơ.

Đi phiên chợ Mơ, mang Xuân về nhà

Đi phiên chợ Mơ cuối cùng của năm và mang Xuân về nhà

Có lẽ cũng do nhu cầu của cả người mua và người bán, nhiều người buôn bán chuyển xuống chợ đầu mối phía Nam để làm nơi tụ họp vào những ngày phiên chợ Mơ. Và cũng thành thói quen, nhiều người dân quanh vùng cũng tìm đến chợ đầu mối phía Nam để tìm mua cây cảnh, các giống chó, mèo, thức ăn cho chim,… thậm chí chỉ để tìm về những hoài niệm xưa cũ qua phiên chợ nổi tiếng đất Thăng Long.

Với những người lớn tuổi đã từng đến phiên chợ Mơ nhiều lần, họ cho biết một cảm giác rất lạ lẫm và thích thú. Chợ phiên xưa thường được xem như nơi vui chơi, giao lưu kết hợp mua bán. Tuy nhiên, đến nay, tinh thần đó nay đã ít nhiều đổi thay.

Chợ mơ sau thời gian họp tạm tại đường Kim Ngưu nay đã giải tán. Tuy nhiên, vẫn còn những cô, những chú chuyên buôn bán chó, mèo buôn bán ở đây. Tuy nhiên, số lượng cũng đếm trên đầu ngón tay

Chợ mơ sau thời gian họp tạm tại đường Kim Ngưu nay đã giải tán. Tuy nhiên, vẫn còn những cô, những chú chuyên buôn bán chó, mèo bám trụ ở đây vào những ngày phiên chợ Mơ. Tuy nhiên, số lượng cũng đếm trên đầu ngón tay

Những chú chó con được bày bán ở một góc phố trên đường Kim Ngưu

Nhiều người muốn tìm mua mèo con, chó con lại quay trở lại chợ Mơ trước đã họp tạm tại ở dọc trên vỉa hè hai bên bờ sông Kim Ngưu.

Với những người buôn bán giống chó, mèo, phiên chợ Mơ với họ cũng là những hoài niệm

Với nhiều người buôn bán giống chó, mèo, phiên chợ Mơ với họ cũng là những hoài niệm

Một góc của chợ đầu mối phía Nam, nơi các chú, các anh đang đi phiên chợ Mơ cuối cùng trong năm. Hoa, cây cảnh được các chú, các anh lựa chọn.

Một góc của chợ đầu mối phía Nam, nơi các chú, các anh đang đi phiên chợ Mơ cuối cùng của năm Nhâm Dần. Hoa, cây cảnh được các chú, các anh lựa chọn.

Hà Nội: Nhộn nhịp phiên chợ Mơ những ngày cuối năm

Lựa chọn cho mình những giỏ lan rừng, có mặc cả lên xuống đôi chút, với nhiều người dân, đi phiên chợ Mơ, họ muốn tìm trở lại ký ức của một thời

Đến phiên chợ Mơ vào sáng sớm mới cảm nhận được hết cái không khí của thú vui chơi chợ, bởi từ lâu chợ Mơ là điểm đến của những ‘dân chơi’ thú nuôi, cây cảnh.

Đến phiên chợ Mơ vào sáng sớm mới cảm nhận được hết cái không khí của thú vui chơi chợ, bởi từ lâu phiên chợ Mơ là điểm đến của những ‘dân chơi’ thú nuôi, cây cảnh.

Chợ giờ chuyển về họp ở góc phía trong của chợ đầu mối phía Nam. Thiếu vắng hình ảnh từng lồng mèo con, chó con, gà con, chim, chậu cá cảnh xếp la liệt... mà chủ yếu là cây cảnh, hoa cảnh.

Phiên chợ Mơ giờ chuyển về họp ở góc phía trong của chợ đầu mối phía Nam. Thiếu vắng hình ảnh từng lồng mèo con, chó con, gà con, chim, chậu cá cảnh xếp la liệt... mà chủ yếu là cây cảnh, hoa cảnh.

Đến phiên chợ Mơ vào sáng sớm mới cảm nhận được hết cái không khí của thú vui chơi chợ, bởi từ lâu phiên chợ Mơ là điểm đến của những ‘dân chơi’ thú nuôi, cây cảnh.

Đi phiên chợ Mơ, mang Xuân về nhà ngày cận Tết

Như một nốt trầm giữa những ồn ào phố thị, phiên chợ Mơ là nơi người Hà Nội bây giờ tìm đến như một thú vui tao nhã, một nơi giao lưu buôn bán mang đậm chất người Kẻ chợ xưa.

Như một nốt trầm giữa những ồn ào phố thị, phiên chợ Mơ là nơi người Hà Nội bây giờ tìm đến như một thú vui tao nhã, một nơi giao lưu buôn bán mang đậm chất người Kẻ chợ xưa.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
  • :
  • :