A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đại gia Vũ Quang Bảo rút tên đại diện pháp luật của hàng loạt doanh nghiệp năng lượng

Chỉ trong thời gian ngắn, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi vị trí người đại diện pháp luật từ ông Vũ Quang Bảo sang cá nhân khác. Các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của đại gia năng lượng bất động sản trải khắp cả nước với con số hàng chục đơn vị.

Theo tìm hiểu của người viết, trong tháng 6 và 7 mới đây, hàng loạt doanh nghiệp ngành năng lượng đã thay đổi người đại diện pháp luật từ ông Vũ Quang Bảo sang các cá nhân khác.

Ông Vũ Quang Bảo

Đơn cử vào ngày 20/06, tại CTCP Năng lượng Phan Lâm, ông Vũ Quang Bảo – Chủ tịch HĐQT đã thôi vị trí đại diện pháp luật, theo đó chỉ còn một đại diện duy nhất là ông Vũ Quang Nam – Tổng Giám đốc. Năng lượng Phan Lâm thành lập tháng 05/2017, trụ sở ở huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, là chủ đầu tư dự án Nhà máy điện mặt trời Phan Lâm 2 tại tỉnh Bình Thuận. Dự án có diện tích đất được cho thuê lên tới gần 58.8ha, công suất 49MWp, tổng vốn đầu tư hơn 1.2 ngàn tỷ đồng. Nửa đầu năm nay, Phan Lâm lãi 8.2 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu gần 389 tỷ đồng. Trước đó năm 2023, Công ty lỗ 13.7 tỷ đồng.

Ngày 25/06, CTCP Điện gió Hanbaram đổi người đại diện pháp luật từ ông Bảo – Chủ tịch HĐQT sang ông Trần Huy Hoàng – Tổng Giám đốc. Đây từng là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nước ngoài. Cụ thể khi mới thành lập công ty có vốn khoảng 4.5 tỷ đồng, trong đó Landville Energy Co., Ltd (Hàn Quốc) nắm 99.8%, Công ty TNHH Năng lượng Landville nắm 0.1%, Hanbaram Vietnam Pte.Ltd (Singapore) nắm 0.1%. Tháng 12/2020, nước ngoài rút gần hết vốn khi Công ty tăng vọt vốn lên 990 tỷ đồng, trong đó Công ty TNHH Năng lượng Landville của Việt Nam nâng sở hữu lên 99.8%, hai cổ đông ngoại mỗi bên chỉ còn nắm 0.1%. Đến nay vốn điều lệ không thay đổi. Công ty Điện gió Hanbaram là chủ đầu tư dự án điện gió Landville Ninh Thuận, công suất hơn 140MW.

Cùng ngày 25/06, CTCP Đầu tư và Phát triển Phong Điện Gia Lai, chủ đầu tư nhà máy điện gió Hưng Hải Gia Lai, cũng không còn ghi nhận ông Bảo – Chủ tịch HĐQT trong danh sách người đại diện pháp luật, theo đó chỉ còn ông Vũ Quang Nam – Tổng Giám đốc đứng tên.

Ngày 27/06, CTCP BB Power Holdings chỉ còn ghi nhận 1 đại diện pháp luật là ông Trần Huy Hoàng – Tổng Giám đốc. Trước đó vị trí này còn có ông Vũ Quang Bảo – Chủ tịch HĐQT cùng nắm giữ. BB Power Holdings thành lập vào ngày 17/11/2011 với tên ban đầu là CTCP Quản lý Bất động sản Bình Minh, hoạt động chính trong ngành dịch vụ tư vấn, quản lý bất động sản. Công ty sau đó lần lượt đổi tên thành CTCP Đầu tư và Phát triển Sunrise Power vào cuối 2018, và tên gọi như hiện nay vào tháng 08/2019. Tháng 07/2020, ông Bảo – Chủ tịch HĐQT đảm nhiệm vị trí đại diện pháp luật. Tháng 10/2021, Công ty nâng vốn lên 3,000 tỷ đồng và bổ sung ông Hoàng – Tổng Giám đốc làm đại diện pháp luật. BB Power Holdings là đơn vị xây dựng và phát triển các dự án năng lượng tái tạo, bao gồm điện mặt trời với nhà máy Mỹ Sơn 1, Mỹ Sơn 2, Đầm Trà Ổ, Gio Thành 1, Gio Thành 2, Hồng Phong 5.2 và Phan Lâm 2; thủy điện với nhà máy Sông Lô 2, Đăkpsi 3, Đăkpsi 4, Đăk Mi 1; điện gió với nhà máy BB Power Gia Lai, Hanbaram.

Cùng ngày 27/06, ông Vũ – Chủ tịch HĐQT không còn là đại diện pháp luật của CTCP Quang Đức Kon Tum, thay vào đó chỉ còn ông Trần Huy Hoàng – Tổng Giám đốc đứng tên. Quang Đức Kon Tum thành lập từ năm 2007, là chủ đầu tư dự án thủy điện Đăk Mi 1 và Đăk Mil 1A tại tỉnh Kon Tum, diện tích lần lượt hơn 119ha và 23.7ha; vốn đầu tư lần lượt 3,674 tỷ đồng và 390 tỷ đồng.

Ngày 02/07, CTCP BB Group cũng đổi người đại diện pháp luật từ 2 người là ông Vũ Quang Bảo – Chủ tịch HĐQT và bà Vũ Thị Thoa – Tổng Giám đốc còn mỗi bà Thoa. BB Group thành lập tháng 04/2017; vốn điều lệ ban đầu 500 tỷ đồng, trong đó ông Vũ Quang Bảo nắm 65% vốn, ông Nguyễn Tự Huy 20%, bà Vũ Thị Thu Hằng 15%. Hiện doanh nghiệp có vốn điều lệ 3,000 tỷ đồng.

Cùng ngày 02/07, CTCP Đầu tư Vitasco cũng đổi đại diện pháp luật từ ông Bảo – Chủ tịch HĐQT sang Thoa – Tổng Giám đốc. Đầu tư Vitasco thành lập ngày 11/12/2015, ngành nghề chính là sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng. Vốn điều lệ ban đầu 80 tỷ đồng, trong đó ông Bảo góp 75%, bà Hằng 15%, ông Huy 10%. Doanh nghiệp giữ nguyên vốn cho đến nay.

Các thương hiệu nước uống của Vitasco

Một doanh nghiệp khác cũng đổi đại diện pháp luật từ ông Vũ – Chủ tịch HĐQT là CTCP BWB, sang bà Hằng – Tổng Giám đốc. BWB thành lập ngày 16/03/2017, có cùng địa chỉ với BB Group. Doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất ba và mạch nha ủ men bia, sở hữu dòng thương hiệu bia thủ công Victoria Craft Beer. Vốn điều lệ ban đầu 50 tỷ đồng, cổ đông sáng lập gồm CTCP Vital nắm 65%, CTCP Bất động sản Minh Điền Vital nắm 20%, CTCP Đầu tư Vitasco 15%. Ông Nguyễn Tự Huy làm Tổng Giám đốc kiêm đại diện pháp luật. Tháng 11/2018, chức vụ đổi sang ông Đoàn Công Anh. Tháng 08/2019, ông Vũ – Chủ tịch HĐQT làm người đại diện pháp luật và giữ nguyên cho đến ngày 02/07 nói trên.

Ngày 03/07, CTCP Gang thép BB CIM Holdings, hoạt động khai thác khoáng sản, cũng giảm một người đại diện pháp luật là ông Bảo – Chủ tịch HĐQT, theo đó chỉ còn duy nhất một người đứng tên là ông Nam – Tổng Giám đốc. Cập nhật gần nhất vào tháng 03/2022, Công ty có vốn điều lệ đạt 884 tỷ đồng.

Ngày 05/07, Công ty TNHH Năng lượng Landville cũng giảm 1 đại diện pháp luật đối với ông Bảo – Chủ tịch HĐTV, qua đó chỉ còn ông Trần Huy Hoàng – Tổng Giám đốc làm đại diện diện pháp luật. Landville thành lập năm 2020 và do BB Power Holdings làm chủ sở hữu.

Ngoài ra, hai doanh nghiệpCTCP Đầu tư Năng lượng Hoàng Sơn và CTCP Đầu tư Năng lượng Hoàng Sơn 2 vào ngày 12/07 cùng đổi người đại diện pháp luật từ ông Vũ Quang Bảo – Chủ tịch HĐQT sang ông Vũ Quang Nam – Tổng Giám đốc.

Gần nhất là ngày 29/07, Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng – CTCP đổi người đại diện pháp luật từ ông Bảo – Chủ tịch tịch HĐQT sang ông Dương Văn Thêm – Tổng Giám đốc. Trên website doanh nghiệp hiện cho thấy ông Bảo vẫn là Chủ tịch HĐQT, ông Thêm là Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc. Bạch Đằng có tiền thân là Công ty Kiến trúc Hải Phòng thành lập năm 1958 trực thuộc Bộ Xây dựng, sau đó lần lượt đổi tên thành Công ty Xây dựng Hải Phòng, Công ty Xây dựng 16, Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng. Tháng 07/2014 chính thức hoạt động theo mô hình CTCP; trụ sở chính tại số 268 Trần Nguyên Hãn, phường Niệm Nghĩa, quận Lê Chân, TP. Hải Phòng. Ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, hạ tầng đô thị, khu công nghiệp; khai thác mỏ, vận tải thuỷ, bộ; tư vấn đầu tư; xuất nhập khẩu; kinh doanh bất động sản, vật liệu xây dựng…

Được biết vào ngày 02/07, Bạch Đằng có Nghị Quyết về việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản thông qua việc thay đổi người đại diện pháp luật nêu trên. Hồi tháng 11/2020, Bạch Đằng bị huỷ đăng ký giao dịch trên UPCoM với mã từng được cấp là BDC. Nguyên nhân do Công ty không còn đáp ứng đủ điều kiện là công ty đại chúng vì chậm công bố thông tin quá 45 ngày so với thời hạn quy định chung đối với báo cáo tài chính bán niên 2020 đã soát xét và không có biện pháp khắc phục. Theo cập nhật vốn điều lệ gần nhất (tháng 09/2021), Công ty có vốn hơn 517 tỷ đồng.

Nguồn: Bạch Đằng

Ngoài các doanh nghiệp thay đổi trên, ông Bảo trước mắt vẫn là đại diện pháp luật kiêm chức Chủ tịch của Công ty TNHH Saigon Glory, CTCP Đầu tư TSS, Công ty TNHH Hypro Power Đăk Mi, Công ty TNHH HTV Sunrise Đăk Psi, Công ty TNHH MTV Đầu tư Dự án Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, Công ty TNHH Khai thác Khoáng sản Tân Đức, CTCP BBLand; Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco, Công ty TNHH Bitexco Energy.

Những dự án tỷ đô bị thu hồi của Bitexco


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
  • :
  • :