A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 31/8: Xuất nhập khẩu khởi sắc

Năng lượng, thị trường và hoạt động xuất nhập khẩu là những thông tin được góc nhìn báo chí phải ánh trong ngày 31/8.

Chủ đề xuất nhập khẩu, Báo điện tử BnewS của Thông tấn xã Việt Nam có bài “Dự kiến Việt Nam sẽ xuất siêu 1 tỷ USD trong năm 2022”.

Nội dung bài báo đưa: Tại báo cáo số 961/BCT-KH mới đây Bộ Công Thương gửi các đơn vị về kịch bản điều hành và các giải pháp trọng tâm trong những tháng cuối năm 2022 đã nhấn mạnh tới nhu cầu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục tăng theo chu kỳ xuất nhập khẩu hàng hóa và hiệu quả từ các hiệp định thương mại tự do (FTA). Bởi vậy, hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tiếp tục khởi sắc và đây là năm thứ 7 liên tiếp, Việt Nam xuất siêu đạt khoảng 1 tỷ USD.

Theo Bộ Công Thương, dự kiến kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả năm 2022 ước đạt khoảng 368 tỷ USD, tăng khoảng 9,46% so với năm 2021, vượt mục tiêu Chính phủ giao (khoảng 8%); nhập khẩu đạt khoảng 367 tỷ USD. Do đó, nhiều khả năng cán cân thương mại xuất siêu khoảng 1 tỷ USD, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.

Những kết quả đạt được cũng là cơ sở để ngành Công Thương tự tin đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2023 tăng khoảng 8% so với năm 2022, cán cân thương mại duy trì xuất siêu; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 6.178 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2022.

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 31/8: Xuất nhập khẩu khởi sắc
Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 31/8: Xuất nhập khẩu khởi sắc

Cũng về chủ đề này, sáng nay Báo Thanh niên có bài “Xuất siêu 4 tỉ USD”.

Tác giả bài báo trích nhận định từ Bộ Công Thương: Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả năm 2022 ước đạt khoảng 368 tỉ USD, tăng khoảng 9,46% so với năm 2021, vượt mục tiêu Chính phủ giao khoảng 8%.

Dù vậy, Bộ Công Thương cũng nhận định những tháng cuối năm vẫn còn nhiều khó khăn vì kinh tế toàn cầu đang đối mặt với lạm phát khiến sức tiêu thụ giảm. Đặc biệt, Mỹ, EU, những thị trường lớn nhất của Việt Nam, đang triển khai nhiều biện pháp kiểm soát giá cả nên người tiêu dùng cũng có xu hướng thắt lưng buộc bụng, ảnh hưởng tới việc bán hàng của các doanh nghiệp trong nước.

Vì thế, để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, Bộ Công Thương đang triển khai mạnh mẽ các hiệp định FTA thế hệ mới, tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu trong và ngoài nước, đồng thời đơn giản hóa các thủ tục trong lĩnh vực này...

“Chậm ban hành cơ chế đấu thầu, sẽ khó có dự án điện gió ngoài khơi trước 2030” là tiêu đề bài viết đăng trên trang nhất Báo điện tử VOV sáng nay.

Theo đó, các cơ chế giá FIT cho điện gió, điện mặt trời đã góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển một lượng lớn công suất điện mặt trời và điện gió, tạo tiền đề cho việc ngày càng gia tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện của Việt Nam. Đến nay, Việt Nam là quốc gia dẫn đầu khối ASEAN về quy mô và tỷ lệ các nguồn điện gió và mặt trời, chiếm tới 27% tổng công suất nguồn điện (tính đến quý 1/2022).

Trong 3 năm thực hiện khuyến khích phát triển điện mặt trời, với cơ chế giá cố định khuyến khích - FIT, đến 31/12/2020 hệ thống điện đã tiếp nhận khoảng 17.000 MW điện mặt trời. Đến ngày 31/10/2021, hệ thống điện đã tiếp nhận khoảng 4.000 MW điện gió, đưa vào vận hành. Các cơ chế ưu đãi khuyến khích này đã tạo thuận lợi lớn cho các nhà đầu tư khai thác tiềm năng, phát triển rất nhanh các nguồn năng lượng tái tạo, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững theo định hướng của Bộ Chính trị trong Nghị quyết 55.

Phản ánh về một trong những vấn đề “nóng” hiện nay, Báo điện tử VTC có bài “Giá dầu thế giới lao dốc, xăng trong nước sẽ biến động ra sao?”.

Tác giả bài báo viết, giá dầu thô thế giới sáng nay lao dốc, riêng dầu Brent chuẩn toàn cầu mất hơn 5,5%, trong khi đó, nhiều dự báo cho thấy, giá xăng dầu trong nước có thể tăng cao.

Cụ thể, ngày 31/8, trên trang Oilprice, giá dầu Brent chuẩn giảm 5,5%, về ngưỡng 99,31 USD/thùng, tương ứng giảm 5,68 USD; dầu WTI giao dịch mức 92,01 USD, gần như đi ngang so 24 giờ trước.

Trong khi đó, dữ liệu cập nhật của Bộ Công Thương đến ngày 26/8 cho thấy, trên thị trường Singapore, xăng A95 có giá 111,05 USD/thùng, xăng A92 là 108,1 USD/thùng, dầu diesel là 149,1 USD/thùng. Mức giá này ngang với ngày 22/8 về mặt hàng xăng, nhưng tăng mạnh ở dầu diesel (tăng 12 USD/thùng).

Theo lịch, ngày 1/9 là tới đợt điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu, nhưng do trùng với dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, nên việc điều chỉnh có thể lùi lại đến 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
  • :
  • :