A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngân hàng nào sẽ được hưởng lợi từ Thông tư 26/2022/TT-NHNN?

Ngày 31/12/2022, NHNN đã ban hành Thông tư 26/2022/TT-NHNN (Thông tư 22/2019 sửa đổi) nhằm điều chỉnh cách tính tỷ lệ LDR (tỷ lệ thường được dùng để đo lường rủi ro thanh khoản) tại các ngân hàng thương mại.

Thông tư 26/2022/TT-NHNN có một số điểm sửa đổi, bổ sung so với Thông tư số 22/2019/TT-NHNN.

Một nội dung khác tại Thông tư 26, ngân hàng thương mại chưa đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN thực hiện lộ trình tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tại Thông tư 41 theo Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu được phê duyệt sau khi có ý kiến của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Quyết định số 689/QĐ-TTg. Trong thời gian chưa áp dụng Thông tư 41, ngân hàng thương mại thực hiện tỷ lệ an toàn vốn quy định tại Thông tư 22/2019.

Chuyên gia phân tích của VNDiect đánh giá Thông tư 26 sẽ có tác động tích cực lên thanh khoản hệ thống, khi có khoảng 50% tiền gửi Kho bạc Nhà nước có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại (ước tính hơn 150,000 tỷ đồng, dựa trên số liệu BCTC quý 4/2022), sẽ có khả năng được tính vào phần dư địa cho vay của hệ thống. Theo đó, phần nào sẽ giảm áp lực lên lãi suất cho vay.

VNDirect cũng cho rằng Thông tư 26 sẽ mang lại lợi thế cho các ngân hàng có nguồn tiền gửi dồi dào từ Kho bạc Nhà nước. “Theo ước tính của chúng tôi, các ngân hàng thương mại như VCB, BID, CTG sẽ được hưởng lợi khi tỷ lệ LDR mới giảm đáng kể”, chuyên gia VNDirect nhận định.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

  • :
  • :