A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lãi ròng Prudential Việt Nam lao dốc 41% trong nửa đầu năm

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam (Prudential) ảm đạm trong 6 tháng đầu năm 2023 khi lợi nhuận mảng này rơi sâu 94%, xuống 322 tỷ đồng, dẫn đến lãi ròng giảm 41% còn hơn 1,342 tỷ đồng.

Theo BCTC riêng giữa niên độ 2023, Prudential Việt Nam ghi nhận doanh thu phí bảo hiểm gốc gần 12,842 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ năm trước, trong khi chi phí nhượng tái bảo hiểm tăng 21% lên hơn 295 tỷ đồng, nên doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm giảm 8% xuống còn hơn 12,644 tỷ đồng.

Doanh thu thuần giảm trong khi chi phí kinh doanh bảo hiểm tăng mạnh 50% (chủ yếu do tổng chi phí bồi thường bảo hiểm tăng 61% lên hơn 11,227 tỷ đồng) khiến lợi nhuận gộp kinh doanh bảo hiểm giảm đến 94%, chỉ còn gần 322 tỷ đồng.

Mặt khác, lợi nhuận từ hoạt động tài chính cao gấp 3.9 lần cùng kỳ lên hơn 5,295 tỷ đồng, chủ yếu nhờ lãi tiền gửi ngân hàng tăng 50% lên hơn 1,652 tỷ đồng, lãi từ trái phiếu tăng nhẹ 5% lên gần 2,383 tỷ đồng. Đáng chú ý, nửa đầu năm nay, Prudential ghi nhận lãi chưa thực hiện do đánh giá lại các khoản đầu tư của quỹ liên kết đơn vị hơn 1,627 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 2,180 tỷ đồng.

Mặc dù lợi nhuận hoạt động tài chính tăng mạnh nhưng lợi nhuận hoạt động kinh doanh bảo hiểm rơi tự do khiến lợi nhuận ròng bán niên 2023 của Prudential giảm 41% so với cùng kỳ, còn hơn 1,342 tỷ đồng.

Tính đến ngày 30/06/2023, tổng tài sản của Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam tăng 4% so với đầu năm, đạt hơn 168,029 tỷ đồng, chủ yếu do tiền và các khoản tương đương tiền tăng 36% lên gần 9,211 tỷ đồng.

Phần lớn tài sản của Prudential là đầu tư tài chính, chiếm 86%, giá trị tương đương hơn 143,885 tỷ đồng.

Danh mục đầu tư tài chính ngắn hạn bao gồm chứng khoán niêm yết và chứng khoán đã đăng ký giao dịch trên UPCoM với giá trị hơn 13,811 tỷ đồng (tăng 20% so với đầu năm), trong khi tiền gửi từ trên 3 tháng đến dưới 1 năm giảm 23% còn hơn 11,249 tỷ đồng.

Khoản mục đầu tư tài chính dài hạn chủ yếu là trái phiếu Chính phủ với hơn 62,341 tỷ đồng (tăng 10% so với đầu năm), tiền gửi dài hạn hơn 28,439 tỷ đồng (giảm 6% so với đầu năm) và hơn 15,311 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp (xấp xỉ đầu năm).

Nợ phải trả tăng 3% so với đầu năm lên hơn 147,317 tỷ đồng, chủ yếu nằm ở khoản dự phòng nghiệp vụ dài hạn hơn 136,150 tỷ đồng, tăng 4%.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

  • :
  • :