A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giá gas hôm nay ngày 11/12/2023: Giá gas lao dốc, thị trường “rực đỏ”

Giá gas hôm nay ngày 11/12/2023, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam), giá gas giảm 3,21% ở mức 2,47 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 1/2024.

Mở cửa phiên giao dịch sáng 11/12/2023, giá gas hôm nay tại thị trường thế giới giảm mạnh 3,21% xuống mức 2,47 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 1/2024.

Giá gas hôm nay ngày 11/12/2023: Yếu tố nào đang tác động đến giá gas?

Các đường ống dẫn khí đốt

Giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu có những biến động do chịu ảnh hưởng từ việc các thương nhân tăng tốc độ rút sản lượng khí đốt từ các kho lưu trữ trong đợt lạnh lớn đầu tiên vào mùa Đông này.

Mặc dù vậy, dữ liệu mới nhất từ ​​Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu cho thấy, tồn kho khí đốt ở châu Âu lần cuối được nhìn thấy vẫn ở mức đầy 93,3%.

Nhật báo về kinh doanh và thương mại Vedomosti đưa tin, nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên khẩn cấp tại các cơ sở lưu trữ dưới lòng đất ở châu Âu đang bị thu hẹp. Nguyên nhân là do thời tiết lạnh giá đã khiến các nước Liên minh châu Âu (EU) sử dụng nhiều khí đốt hơn trong bối cảnh mức tiêu thụ năng lượng tăng.

Theo tính toán của Vedomosti dựa trên dữ liệu từ Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu (GIE), EU đã bơm khí đốt từ kho dự trữ của mình nhiều gấp 4 lần trong tháng 12 so với mức trung bình của tháng 11.

Theo GIE, vào đầu tháng 12, lượng khí đốt ròng được bơm từ các cơ sở lưu trữ dưới lòng đất của khối đạt trung bình 563 triệu m3 mỗi ngày, trong khi vào tháng 11, con số này chỉ ở mức 157 triệu m3/ngày.

Tuy nhiên, mặc dù khí đốt tồn kho ở EU hiện đã đủ nhưng các nhà phân tích cảnh báo rằng điều này có thể thay đổi trong mùa đông.

Các nhà quan sát ngành nhận định, thị trường EU sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi mức tiêu thụ khí đốt ở châu Á, vì các nước ở Nam Á dự kiến sẽ trở thành động lực chính cho thị trường LNG.

Ngay cả với tỷ lệ 99% lấp đầy, các kho lưu trữ chỉ có thể thỏa mãn tới 1/3 nhu cầu khí đốt của EU trong mùa đông. Trong trường hợp biến động xảy ra khiến các nguồn cung bị gián đoạn, châu Âu có thể chịu đựng tối đa đến 3 tháng mà không cần nhập khẩu bất kỳ nguyên liệu khí đốt nào từ bên ngoài.

Thế nhưng mùa đông ở châu Âu rất dài, tại một số nơi, mùa lạnh cần khí đốt có thể lên tới 7-8 tháng. Việc chỉ có thể đáp ứng 3 tháng vẫn còn nhiều hạn chế.

Hầu hết các nhà phân tích hiện nay dự kiến ​​tồn kho cuối mùa Đông ở châu Âu sẽ giảm xuống dưới mức trung bình của năm nay, cho thấy sẽ có nhiều thách thức hơn vào mùa Hè tới trong việc lấp đầy các kho dự trữ.

Mùa đông ấm áp trong năm 2022 và những nỗ lực của EU nhằm tăng cường dự trữ khí đốt đã giúp tránh tái diễn cuộc khủng hoảng năng lượng năm 2021, khi giá khí đốt trong khu vực tăng vọt lên hơn 300 Euro (320 USD) mỗi MW sau quyết định của khối này không sử dụng khí đốt của Nga.

Tuy nhiên, nếu mùa đông năm nay không ôn hòa như năm 2022, giá khí đốt trên thị trường có thể biến động khó lường. Hiện mức dự trữ đang đóng một vai trò quan trọng như một chỉ số quan trọng để biết giá cả sẽ hướng tới đâu, cùng với mức độ nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng và hạn chế tiêu thụ.

Tại thị trường trong nước, giá gas bán lẻ trong nước tháng 12/2023 không tăng so với tháng 11. Đây là lần đầu tiên kể từ đầu năm tới nay, giá gas không có sự biến động.

Cụ thể, giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tháng 12/2023 tại thị trường Hà Nội là 438.300 đồng/bình dân dụng 12 kg; 1.753.000 đồng/bình công nghiệp 48 kg, không thay đổi giá bán so với tháng 11.

Nguyên nhân, giá gas bán lẻ trong nước tháng 12 “đứng im” do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 12 ở mức 615 USD/tấn, không thay đổi so với tháng 11.

Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước có 5 lần giảm (tháng 1, tháng 3, tháng 4, tháng 6 và tháng 7); 6 lần tăng (tháng 2, tháng 5, tháng 8, tháng 9, tháng 10 và tháng 11); tháng 12 không thay đổi.

Thông tin chỉ mang tính tham khảo!


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

  • :
  • :