Nhịp đập Thị trường 24/02: Thị trường xấu dần
Kết phiên sáng VN-Index giảm 11.94 điểm với chỉ 2,360 tỷ trao tay trên HOSE, có lẽ là một con số giao dịch thấp kỷ lục sẽ được xác lập trong ngày hôm nay?. Thì trường có dấu hiệu xấu dần.
Chứng khoán đang gỉam rất sâu 2.53%. Chỉ còn WSS (5000, 200, 4.17%), TVS (22,800, 300, 1.33%), APG (6,430, 90, 1.42%) là còn giữ được sắc xanh. Các cổ phiếu còn lại đa phần đỏ rất sâu, VND (14,050, -450, 3.1%), SSI (19,250, 450, 2.28%). Mặc dù không còn là kim chỉ nam của thị trường trong những ngày gần đây nhưng việc giảm giá của các cổ phiếu chứng khoán không bao giờ là một dấu hiệu tốt cho thị trường.
Điều gì sẽ xảy ra trong phiên chiều, giá trị giao dịch thấp trong một số trường hợp không hẳn là bi kịch, nó có thể biểu hiện sư chờ đợi tâm lý và cạn cung. Hôm qua đã có một phiến kéo nhờ cổ phiếu lớn. Nhưng trong những trường hợp cụ thể này của VN-Index, có lẽ khó.
10h30: Tiền vào yếu, VN-Index giảm thêm
VN-Index đã giảm 7.39 điểm, với 1,570 tỷ rót vào HOSE sau một tiếng rưỡi giao dịch. Có lẽ lại là một ngày với giá trị giao dịch thấp. Tuy nhiên cần lưu ý, từ tết đến nay, VN-Index đã cầm cự liệu cơm gắp mắm trong tình hình bình thường mới rất… vượt khó.
Nếu VN-Index tiếp tục cầm cự không xuống sâu đến hết quý 1 và thậm chí một phần quý 2 với giá trị giao dịch ở mức này, một đợt bùng nổ trong khoảng thời gian cuối năm là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Mức lạm phát được kiểm soát ở Việt Nam giúp các nhà hoạch định có dư địa rất lớn trong các chính sách tiền tệ. Chúng ta đang ở một vị thế rất tốt so với các quốc gia khác, tăng trưởng tốt hơn, lạm phát kiểm soát tốt hơn, dư địa cung tiền tốt hơn trong khi cả thế giới vẫn đang loay hoay. Đừng có nhiều bất trắc xảy ra ở tầm vĩ mô, đây là khoảng thời gian để kinh tế Việt Nam tiếp tục bứt phá, như đã làm rất tốt giai đoạn Covid.
Nhà đầu tư nước ngoài đang bán ròng nhẹ trên HOSE với 38 tỷ. Tuy nhiên đã có 7 phiên giao dịch bán ròng của khối này trước đó, hai ngày gần nhất giá trị bán ròng đạt giá trị cao nhất lần lượt là 364 tỷ và 620 tỷ. Hết sức chú ý đến dòng tiền của khối này. Trong một thị trường thanh khoản yếu, bàn chân của một con voi thôi cũng có thể làm tan hoang cả khu rừng.
Chỉ còn hai nhóm ngành xanh nhẹ là vận tải kho bãi và tiện ích, còn lại tất cả nhóm ngành còn lại đã đỏ. Ngành vận tải kho bãi đang tăng chủ yếu do trọng số quá lớn của HVN và cổ phiếu này đang xanh mạnh (12,850, +500, 4.05%).
Chưa có thông tin rõ ràng về HVN, tuy nhiên gần đây công ty này muốn bán công ty con vốn điều lệ 400 tỷ Skypec, công ty nhiên liệu do HVN nắm giữ 100% vốn đã và đang cung cấp nhiên liệu cho tất cả các hãng hàng không trong nước và hơn 100 hãng hàng không nước ngoài.
Mở cửa: Tiếp tục giảm
Ngày hôm qua thị trường Mỹ đã có một phiên tăng mềm mại, chỉ số Nasdaq Composite tăng 0.72% lên 11,590.4 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0.53% lên 4,012.32 điểm, chỉ số Dow Jones tăng 0.33% lên 33,153.91 điểm.
9h31 các thị trường trọng điểm châu Á tăng giảm đan xen cụ thể SET giảm 0.42%, IDX Composite tăng 0.41%, KOSPI giảm 0.02%, Taiwan Weighted tăng 0.04%, Nikkei 225 tăng mạnh 1.06%, SZSE Component giảm 0.26%, Hang Seng giảm 1.58%, ShangHai giảm 0.7%, S&P/ASX200 tăng 0.22%.
Chỉ số phái sinh VN30F2303 mở phiên ATO giảm 3 điểm từ 1,048 điểm còn 1,045 điểm. Vào 9h39 VN30F2303 khớp ở mức 1,042.8 điểm.
Hôm qua VN-Index đã có một pha rút chân cực đẹp tránh một ngày giảm sâu. Đến 9h39 sáng nay, VN-Index giảm 3.51 điểm (0.33%) còn 1,050.15 điểm. VN30 giảm 4.49 điểm (0.43%) còn 1,045.46 điểm. HNX-Index tăng 1.42 điểm (0.63%) lên 210.73 điểm, UPCoM giảm 0.15 điểm (0.19%) còn 77.25 điểm. Trên sàn HOSE tỷ lệ số cổ phiếu tăng giá/số cổ phiếu giảm giá là 137(1 cổ phiếu trần)/139 (0 cổ phiếu sàn).
Rổ VN30 đang có 10 cổ phiếu tăng giá, 15 cổ phiếu giảm giá. Ba cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trong rổ là NVL, VRE, GAS với mức tăng lần lượt là 2.1%, 1.3%, 0.7 %.