A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp lớn bị HOSE cắt margin, đưa vào diện cảnh báo

Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) vừa công bố việc xử lý vi phạm đối với cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp niêm yết có quy mô vốn lớn trên HOSE do làm ăn thua lỗ...

Cụ thể, HOSE quyết định đưa cổ phiếu SGR của Tổng CTCP Địa ốc Sài Gòn (Saigonres - mã chứng khoán: SGR) vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ, vì lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất bán niên năm 2024 là số âm.

Hiện margin mà Chứng khoán SSI đang cấp cho cổ phiếu SGR là 20%. Như vậy, trong phiên giao dịch vào ngày 4/9, tỷ lệ cấp margin đối với cổ phiếu SGR tại Chứng khoán SSI phải giảm về 0%.

Ngoài ra, một số cổ phiếu bị HOSE đưa vào diện kiểm soát như AGM của CTCP Xuất Nhập khẩu An Giang, do lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ thực góp tại Báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất bán niên soát xét năm 2024.

Theo báo cáo bán niên 2024, CTCP Xuất Nhập khẩu An Giang báo lỗ hơn 98 tỷ đồng, (cùng kỳ lỗ 57,68 tỷ đồng). Qua đó, nâng lỗ lũy kế của Công ty tại ngày 30/6/2024 tăng lên hơn 264 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu của công ty từ gần 22 tỷ xuống mức âm hơn 82 tỷ đồng.

Đồng thời, cổ phiếu AGM tiếp tục giữ nguyên diện cảnh báo theo Quyết định ngày 29/03/2024 của HOSE do tổ chức kiểm toán có ý kiến ngoại trừ đối với BCTC năm 2023 đã được kiểm toán và thuộc diện kiểm soát theo quyết định ngày 2/8/2024 do vốn chủ sở hữu âm tính trên BCTC hợp nhất kỳ gần nhất từ báo cáo tài chính kiểm toán năm.

Bên cạnh đó, HOSE quyết định giữ nguyên diện cảnh báo đối với các cổ phiếu như: HAG (cổ phiếu của CTCP Hoàng Anh Gia Lai); TDH (cổ phiếu của CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức); APH (cổ phiếu của CTCP Tập đoàn An Phát Holdings); TDC (cổ phiếu của CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương), BCE (cổ phiếu của CTCP Xây dựng và Giao thông Bình Dương); PIT (cổ phiếu của CTCP Xuất nhập khẩu Petrolimex).

Lý do mà HOSE đưa ra là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến ngày 30/6/2024 của các tổ chức niêm yết là số âm. Theo đó, mức lỗ lớn nhất thuộc về HAG với khoản lỗ lũy kế 957,1 tỷ đồng; tiếp theo là TDH với số lỗ là 784,61 tỷ đồng; TDC có số lỗ là 317,8 tỷ đồng và APH lỗ 141,6 tỷ đồng; BCE lỗ 56,64 tỷ đồng; PIT lỗ 27,47 tỷ đồng.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

  • :
  • :