A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

NSƯT Ngọc Khanh dàn dựng vở hát bội công diễn tại Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt

 Là người gắn bó sâu đậm với sân khấu hát bội, tết năm nay NSƯT Ngọc Khanh đã dàn dựng vở "Tả quân Lê Văn Duyệt" của tác giả Hữu Lập, công diễn tại Lăng ông Bà Chiểu.

NSƯT Ngọc Khanh dàn dựng vở hát bội công diễn tại Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt- Ảnh 1.

NSƯT Ngọc Khanh chỉnh trang y phục cho diễn viên trước khi lên sân khấu

Sáng 16-2, đông đảo người dân và chính quyền địa phương đến lăng Tả quân Lê Văn Duyệt (lăng Ông Bà Chiểu) dự lễ khai hạ - cầu an và xem hát bội đầu năm mới.

Khi khai mạc buổi diễn lúc 9 giờ, Ban quản lý khu di tích Lăng Ông thực hiện lễ Xây chầu, bắt nguồn từ lễ Đại bội, theo nghi thức tế lễ cung đình triều Nguyễn. Nhiều nghệ sĩ hát bội đã diễn Lễ Xây Chầu, Đại Bội và Tôn Vương - những lễ không thể thiếu trong dịp đầu năm tại Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt.

Trong dân gian có câu "Đuôi Xây Chầu, đầu Đại Bội" để nói lên hai lễ Xây Chầu và Đại Bội tiếp liền nhau.

NSƯT Ngọc Khanh dàn dựng vở hát bội công diễn tại Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt- Ảnh 2.

Đông khán giả xem hát bội tại Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt

Cùng ngày, hai vở diễn "Ngọc Huỳnh Lân xuất thế" (tác giả NSND Đinh Bằng Phi, NSƯT Ngọc Khanh) và "Tả quân Lê Văn Duyệt" (tác giả Hữu Lập, đạo diễn NSƯT Ngọc Khanh) diễn phục vụ công chúng.

NSƯT Ngọc Khanh dàn dựng vở hát bội công diễn tại Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt- Ảnh 3.

Đông đảo người dân xếp hàng xin dấu ấn tại Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt

Từ khi TP HCM đã công bố đổi tên đường Đinh Tiên Hoàng (đoạn từ cầu Bông đến đường Phan Đăng Lưu) thành đường Lê Văn Duyệt, cứ đến dịp xuân về, khán giả khắp nơi nô nức kéo đến Lăng ông để thắp hương và dự lễ. Đoạn đường trở nên náo nhiệt vì rất đông phương tiện di chuyển đến Lăng ông, năm nay du khách mặc áo dài truyền thống dự lễ rất trang nghiêm.

NSƯT Ngọc Khanh dàn dựng vở hát bội công diễn tại Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt- Ảnh 4.

Người dân thắp hương tôn kính Tả quân Lê Văn Duyệt

Xuyên suốt ngày mùng 7 Tết Nguyên đán Giáp Thìn, đoàn hát bội của NSƯT Ngọc Khanh biểu diễn luân phiên hai vở kể trên, trong đó, vở "Tả quân Lê Văn Duyệt" tái hiện cuộc đời Ông, cũng như giúp người đến viếng hiểu thêm về nét đẹp nghệ thuật hát bội.

NSƯT Ngọc Khanh dàn dựng vở hát bội công diễn tại Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt- Ảnh 5.

Các nghệ sĩ chuẩn bị lên sân khấu

NSƯT Ngọc Khanh dàn dựng vở hát bội công diễn tại Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt- Ảnh 6.

NSƯT Ngọc Khanh và nghệ sĩ Hiếu Cảnh

NSƯT Ngọc Khanh dàn dựng vở hát bội công diễn tại Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt- Ảnh 7.

Các nghệ sĩ với nghi thức Xây Chầu Đại Bội

NSƯT Ngọc Khanh cho biết, xuất hiện vào khoảng thế kỷ 13 đến nay, qua hơn 700 năm, hát bội hiện nỗ lực tiếp cận khán giả với lời ca câu hát trau chuốt hơn, kịch bản được dựng với tiết tấu nhanh hơn.

Nghệ sĩ Hiếu Cảnh cho biết: "Được khán giả tán thưởng trong dịp Tết là lộc đầu năm của nghệ sĩ hát bội. Với tôi đó là động lực của những nghệ sĩ hát bội để cùng nhau giữ nghề và thực hành nghi thức tín ngưỡng mỗi độ xuân về tại Lăng Ông, đó là văn hóa truyền thống của người dân TP HCM".

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

  • :
  • :