A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

 

Trong 2 ngày 21 và 22/11, tại TP. Đà Nẵng, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị 30).

Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Hội nghị nhằm quán triệt tinh thần, nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 30; tập trung tổ chức triển khai các nội dung được giao tại Chỉ thị 30 một cách đồng bộ, thiết thực, hiệu quả; xác định rõ các hoạt động, nhiệm vụ cấp bách cần triển khai ngay và các nhiệm vụ dài hạn; đề xuất nhiệm vụ, giải pháp đối với các ngành có tiềm năng lợi thế cạnh tranh, phát triển trọng tâm trọng điểm các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Hồ An Phong - Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch - cho biết, Hội nghị triển khai Chỉ thị 30 được tổ chức ở thời điểm rất quan trọng khi Đảng, Nhà nước đang chuẩn bị các tài liệu, văn kiện Đại hội XIV của Đảng.

Thứ trưởng Hồ An Phong đề nghị, Hội nghị không chỉ quán triệt Chỉ thị 30, mà còn phải bàn sâu hơn các giải pháp để khuyến khích, quy hoạch và thúc đẩy doanh nghiệp tham gia vào thị trường công nghiệp văn hóa. Đề xuất các chính sách cụ thể, ban hành những chủ trương giải pháp cụ thể để đẩy mạnh công tác thực thi Chỉ thị 30 của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong
Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hồ An Phong

Theo Thứ trưởng Hồ An Phong, Chỉ thị 30 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định rõ trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng trách nhiệm cụ thể của các bộ ngành liên quan, trách nhiệm của các địa phương, đặc biệt là các địa phương được xác định là trọng điểm phát triển công nghiệp văn hóa. “Chỉ thị 30 là một bước để nâng cao nhận thức của xã hội về công nghiệp văn hóa; khuyến khích doanh nghiệp và xã hội làm công nghiệp văn hóa; thay đổi cách làm của ngành văn hóa, thể thao, du lịch chuyển từ làm văn hóa sang quản lý nhà nước về văn hóa”, ông Hồ An Phong nói và thông tin, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, hiện nay, các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đã đóng góp khoảng 4,04% tổng GDP cả nước. "Dư địa cho phát triển công nghiệp văn hóa của Việt Nam còn rất lớn, vấn đề là phải thay đổi cách làm để hiệu quả", ông Hồ An Phong khẳng định và viện dẫn, trong đợt Việt Nam quảng bá du lịch qua điện ảnh tại Hollywood (Hoa Kỳ) mới đây, có 17 chủ đoàn làm phim tại Hoa Kỳ cam kết năm 2025 sẽ đến Việt Nam nghiên cứu để xúc tiến làm phim tại Việt Nam. Điều này cho thấy, Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển công nghiệp văn hóa.

Các đại biểu tham dự Hội nghị
Các đại biểu tham dự Hội nghị

Tại hội nghị, các đại biểu sẽ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm đối với các nhóm vấn đề thực tiễn triển khai phát triển các ngành công nghiệp văn hóa từ góc độ các nhà quản lý, chuyên gia, tổ chức, doanh nghiệp. Hội nghị còn thảo luận đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại hạn chế phát triển công nghiệp văn hóa trong thời gian qua; nhận diện thời cơ, thách thức của công nghiệp văn hóa Việt Nam trong thời gian đến. Trao đổi các giải pháp, lộ trình tháo gỡ các khó khăn, bất cập hiện nay nhất là trong cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực cho công nghiệp văn hóa; xác định các sản phẩm dịch vụ cần tập trung đầu tư trong công nghiệp văn hóa.

Ngoài ra, đề xuất mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm vụ bổ sung vào dự thảo Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

  • :
  • :