A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Châu Âu bất ngờ tích cực thay thế LNG Mỹ

Không dễ để châu Âu đoạn tuyệt với nguồn cung khí đốt từ Nga, nhất là khi Mỹ chưa thể thay thế hoàn toàn.

Châu Âu bất ngờ tích cực thay thế LNG Mỹ
 

Thế giới phương Tây gần đây đã bị sốc trước thông tin nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Nga vào Pháp đã đạt mức kỷ lục, cao nhất trong 6 năm kể từ khi nguồn cung bắt đầu vào năm 2018.

Thực trạng này được tạo điều kiện thuận lợi nhờ nguồn cung từ công ty năng lượng nhà nước Đức. Theo hãng tin Bloomberg, những gì đang đến thực ra không có gì đáng ngạc nhiên.

Sự gia tăng tổng thể về xuất khẩu cho thấy châu Âu vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với hàng hóa từ nhà máy Yamal LNG khổng lồ của Nga ở Bắc Cực. Điều này là do các hợp đồng dài hạn với những công ty như TotalEnergies SE, Naturge Energy Group SA và German Securing Energy for Europe GmbH.

Dựa trên thực tế này, có thể hiểu rõ tại sao nguồn cung lại tăng mạnh mẽ như vậy. Châu Âu đang đối diện tình trạng khan hiếm khí đốt, đặc biệt là vào đầu mùa đông, đơn giản là EU không thể chấp nhận rủi ro, bởi hệ thống năng lượng cần nguồn cung cấp ổn định và rẻ tiền.

us-lng.jpg

Mỹ không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu khí đốt cho châu Âu thông qua những chuyến tàu chở LNG vượt đại dương.

Rõ ràng khối lượng còn thiếu sẽ đến từ nguồn cung duy nhất là Liên bang Nga, trong khi các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ đang lôi kéo châu Á và kiếm lợi nhuận tốt ở đó, dẫn tới việc ít chú ý đến EU đang thắt chặt chi tiêu.

Như vậy, con đường dẫn đến sự hợp tác năng lượng giữa Moskva và nhiều thành viên Liên minh Châu Âu nằm ở việc vượt qua những nghi ngờ về địa chính trị, cũng như thông qua bản kế hoạch đơn giản để vượt qua những hạn chế của chính họ.

Vì vậy, các gã khổng lồ như Pháp và Đức bắt đầu tích cực thay thế khí đốt của Mỹ bằng LNG của Nga. Nhà phân tích Stephen Stapzynski của tờ Bloomberg viết rằng kế hoạch này thực sự rất đơn giản.

Không rõ lượng LNG của Nga đến Pháp và thực sự được tiêu thụ ở đó là bao nhiêu. Sau khi nhiên liệu hóa lỏng được tái hóa khí tại cơ sở hạ tầng đầu - cuối và đi vào mạng lưới chung, chúng sẽ được trộn với các nguyên liệu thô nguồn gốc khác và tự do chảy sang nhiều quốc gia thuộc khu vực đồng euro, bao gồm cả Đức.

Nói cách khác, hiện tại Pháp đã đảm nhận vai trò “trạm quá cảnh” nhiên liệu từ Liên bang Nga và cung cấp cho EU “bằng chứng ngoại phạm” về việc tiêu thụ nguyên liệu thô, điều mà nhiều nước thành viên tránh nói tới vì "lý do đạo đức".

Tập đoàn Gazprom trở thành nhà cung cấp lớn trên thị trường khí heli toàn cầu.

Theo Bloomberg
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

  • :
  • :