A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cần Thơ: Đến năm 2030 sẽ có 14 khu công nghiệp

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1519/QĐ-TTg ngày 2/12/2023 phê duyệt Quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cụ thể, ngoài 7 khu công nghiệp hiện hữu, Cần Thơ định hướng thành lập thêm 07 khu công nghiệp mới, thuộc địa bàn các quận, huyện: Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt, Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh với diện tích khoảng 7.473 ha.

Theo đó, phạm vi, ranh giới lập quy hoạch thành phố Cần Thơ bao gồm toàn bộ thành phố Cần Thơ với tổng diện tích tự nhiên là 1.440,40 km2, gồm 09 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó, có 05 quận (Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt) và 04 huyện (Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh).

thành lập các khu công nghiệp thành lập mới. Ảnh minh họa

Cần Thơ cũng định hướng sẽ có thêm các khu công nghiệp thành lập mới. Ảnh minh họa

Trong đó có 7 khu công nghiệp đã thành lập gồm: Khu công nghiệp Trà Nóc 1 (diện tích 135ha), Khu công nghiệp Trà Nóc 2 (diện tích 155ha), Khu công nghiệp Hưng Phú 1 (diện tích 262ha), Khu công nghiệp Hưng Phú 2 (diện tích 67ha), Khu công nghiệp Thốt Nốt (diện tích 74,87ha), Khu Công nghiệp Vĩnh Thạnh (giai đoạn 1) (293,7ha).

Cần Thơ cũng định hướng thành lập các khu công nghiệp thành lập mới khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Theo đó tại huyện Vĩnh Thạnh có Khu Công nghiệp Vĩnh Thạnh (giai đoạn 2) với diện tích 606,30 ha; Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh 2 với diện tích 519ha; Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh 3 diện tích hơn 675; Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh 4 với diện tích 815ha.

Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh 5 tại huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ, quận Thốt Nốt với diện tích 2.550ha; Khu công nghiệp Cờ đỏ - Thới Lai tại huyện Cờ Đỏ và huyện Thới Lai với diện tích 1.070ha; Khu công nghiệp công nghệ cao quận Ô Môn tại Quận Ô Môn với diện tích 250ha.

Ngoài ra, Cần Thơ cũng hình thành các trung tâm thương mại cấp vùng. Phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại; phấn đấu trở thành trung tâm phân phối của vùng đồng bằng sông Cửu Long; phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu;…

Các dịch vụ được ưu tiên phát triển như logistics, du lịch, y tế, giáo dục, tài chính ngân hàng, khoa học công nghệ, công nghệ thông tin, giao thông vận tải, vui chơi giải trí, mua sắm, văn hóa - thể thao.

Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp gắn với các loại hình du lịch nông nghiệp, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp tuần hoàn, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu…


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
  • :
  • :