A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ban Kinh tế Trung ương làm việc với tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Giai đoạn 2030, định hướng 2050, mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với phát triển bền vững.

Sáng 27/7, Đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương do đồng chí Trưởng ban Trần Tuấn Anh làm trưởng đoàn đã làm việc với Tỉnh ủy Bà Rịa Vũng Tàu về việc xây dựng đề án, chủ trương, chính sách Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tham dự đoàn công tác còn có Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, Giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Vũ Hải Quân, đồng chí Phạm Viết Thanh, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu…. Cùng các thành viên đoàn công tác và ban lãnh đạo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Ông Phạm Viết Thanh – Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho biết, Vũng Tàu đang có sự chuyển biến mạnh về cơ cấu kinh tế. Nếu trước đây ngành công nghiệp tại Vũng Tàu dựa vào khai khoáng dầu khí thì giờ đây đang dịch chuyển sang công nghiệp chế biến chế tạo, du ịch, nông nghiệp công nghệ cao và hình thành khu công nghiệp hóa dầu.

Đại diện lãnh đạo tỉnh mong muốn chương trình làm việc sẽ đưa ra những chỉ đạo mang tính đột phá, những chính sách mới tạo sự cạnh tranh cho vùng Đông Nam Bộ, trong đó có Vũng Tàu để địa phương có nhiều cơ hội đóng góp lớn hơn cho quốc gia.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải dựa trên nền tảng khoa học công nghệ

Ban Kinh tế Trung ương làm việc với tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương xây dựng Đề án đánh giá cao những kết quả về công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Bà Rịa Vũng Tàu là một trong những địa phương đi đầu trong việc hình thành các mô hình công nghiệp mũi nhọn của đất nước. Tiềm năng phát triển của tỉnh còn rất lớn trong nền kinh tế độc lập, tự chủ.

Trong bối cảnh hiện nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp đang đứng trước những yêu cầu mới. Cuộc cách mạng 4.0 và chuyển đổi số, các vấn đề về địa chính trị, đứt gãy chuỗi cung ứng… dẫn đến việc cấu trúc lại chuỗi cung ứng, dòng chảy thương mại, đầu tư, công nghệ trên thế giới. Những điều này đang định hình và tạo ra xu hướng mới trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền công nghiệp.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải dựa trên nền tảng khoa học công nghệ

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải phát biểu tại chương trình làm việc

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đánh giá, Vũng Tàu là một trong những địa phương có nền công nghiệp phát triển mạnh, tuy nhiên sản xuất công nghiệp tại địa phương hầu như không có thêm sản phẩm mới với hàm lượng giá trị gia tăng cao. Trong số 35 sản phẩm có thế mạnh chủ yếu của tỉnh, có tới 28 sản phẩm có giá trị gia tăng thấp như dệt may, da giày, sản xuất bánh kẹo…

Cùng với đó, sự tăng trưởng công nghiệp của tỉnh chủ yếu phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI. Ngoài ra, việc phát triển công nghiệp hỗ trợ tại địa phương còn chậm. Hiện toàn tỉnh mới chỉ có một dự án sản xuất công nghiệp hỗ trợ. Chính vì vậy, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đề nghị trong thời gian tới Bà Rịa Vũng Tàu cần giảm bớt sự phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI, đồng thời có những chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

  • :
  • :