A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngân hàng chia cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu “vẹn cả đôi đường”

Năm 2024, nhiều ngân hàng thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu mang lại niềm vui cho cổ đông, đồng thời vẫn duy trì việc tăng quy mô vốn điều lệ, đảm bảo các chỉ số an toàn vốn theo quy định.

Nửa thời gian của năm 2024 đi qua, nhiều ngân hàng đang chuẩn bị để triển khai chi trả cổ tức 2023 cho cổ đông. Gần nhất, SHB thông báo chốt danh sách cổ đông vào ngày 19/7 để thực hiện chia cổ tức 2023 bằng tiền mặt tỷ lệ 5%; thời gian chi trả ngày 6/8. Cổ phiếu SHB hiện nằm trong nhóm VN30 và là một trong những mã có thanh khoản cao nhất thị trường.

Cùng với SHB, một số ngân hàng cũng thực hiện chia cổ tức một phần bằng tiền mặt trong năm nay như VIB, ACB, HDBank, MB… sau nhiều năm củng cố nguồn lực, giảm lãi suất cho vay hỗ trợ người dân và doanh nghiệp theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước giai đoạn 3 năm Covid-19.

Tại đại hội của một số ngân hàng, phương án phân phối lợi nhuận (chia cổ tức) luôn là vấn đề được nhà đầu tư và cổ đông quan tâm. Việc các ngân hàng đồng loạt thông báo chia cổ tức một phần bằng tiền mặt năm nay, phần nào thỏa được mong muốn của nhà đầu tư sau nhiều năm chờ đợi, trong bối cảnh thị trường cổ phiếu liên tục biến động. Đây cũng là một trong những bước đi của các Ngân hàng sau khi tiếp nhận ý kiến, mong muốn và đảm bảo quyền lợi của cổ đông.

Tiếp tục nâng cao vốn điều lệ

Song song với hình thức chia cổ tức bằng tiền mặt, các ngân hàng vẫn duy trì trả cổ tức bằng cổ phiếu nhằm tiếp tục tăng vốn điều lệ, củng cố nền tảng tài chính, đáp ứng các chỉ số về an toàn vốn. Việc tăng vốn điều lệ là cần thiết để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng và là cơ sở để các ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh, đa dạng các sản phẩm dịch vụ tài chính và đưa dòng vốn tiếp cận đến nhiều khách hàng.

Đơn cử, cùng với việc thông báo chốt danh sách cổ đông ngày 19/7 để trả cổ tức tiền mặt, SHB cũng cho biết đang hoàn thiện hồ sơ trình cơ quan quản lý, thực hiện các thủ tục để phát hành trả cổ tức 2023 bằng cổ phiếu tỷ lệ 11% trong quý 3/2024. Dự kiến sau khi hoàn tất, Ngân hàng sẽ nâng vốn điều lệ lên 40,658 tỷ đồng theo kế hoạch được ĐHĐCĐ 2024 thông qua.

Trước đó, Ngân hàng Nhà nước có quyết định về việc sửa đổi nội dung về vốn điều lệ tại Giấy phép thành lập và hoạt động của SHB, ghi nhận ở mức hơn 36,629 tỷ đồng, sau khi SHB hoàn tất phát hành hơn 43.5 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Năm 2023, SHB đã phát hành thành công hơn 552 triệu cổ phiếu chia cổ tức 2022 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 18%, cao nhất lịch sử Ngân hàng.

Với vốn điều lệ hiện tại, SHB đứng trong Top 4 ngân hàng TMCP tư nhân lớn nhất hệ thống. Tính từ 2017 đến nay, SHB luôn duy trì tăng vốn điều lệ qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức với tỷ lệ 9.9 - 18%, liên tục nâng cao nền tảng vốn. Qua đó, các hệ số an toàn vốn, quản trị rủi ro luôn tuân thủ tốt hơn so với quy định của Ngân hàng Nhà nước, quản lý rủi ro thanh khoản theo chuẩn Basel II và Basel III. Ngân hàng kiên định với định hướng phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả, liên tục nâng cao năng lực quản trị theo chuẩn quốc tế, mô hình hiện đại.

Theo báo cáo phân tích của CTCK VietinBankSc, tổng tài sản của SHB duy trì tăng trưởng 16% trong năm 2023. Đây là con số ấn tượng và thể hiện nỗ lực không ngừng của ngân hàng, đặc biệt trong giai đoạn thị trường Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn.

Với nền tảng tài chính vững mạnh và uy tín, vị thế trên thị trường quốc tế, ngày 18/6, SHB được Tạp chí Fortune xếp hạng thứ 137 trong danh sách 500 tập đoàn tài chính, doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á (Fortune Southeast Asia 500 - Fortune SEA 500) và đứng thứ 17 trong các tổ chức tài chính, doanh nghiệp của Việt Nam.

Vững nền tảng bứt phá

Trong năm 2024, SHB đặt kế hoạch tổng tài sản vượt 701,000 tỷ đồng, vốn điều lệ đạt 40,658 tỷ đồng. Tăng trưởng tổng dư nợ cấp tín dụng dự kiến 14% (điều chỉnh theo chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước), tăng trưởng huy động thị trường 1 phù hợp với tăng trưởng tín dụng thực tế. Lợi nhuận trước thuế đặt mục tiêu tăng 22%, đạt 11,286 tỷ đồng, dự kiến sẽ chi trả cổ tức 2024 cho cổ đông tỷ lệ 18%.

Báo cáo phân tích VietinBankSc đánh giá kế hoạch kinh doanh của SHB đặt ra cho năm 2024 là tương đối khả quan, phù hợp trong bối cảnh kinh tế Việt Nam, nhiều khả năng Ngân hàng sẽ hoàn thành được mục tiêu đề ra. EPS của Ngân hàng mẹ SHB năm 2024 ước tính sẽ cải thiện đáng kể so với năm 2023.

Kết thúc quý 1/2024, SHB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt hơn 4,017 tỷ đồng, thực hiện 35% kế hoạch năm. Đây cũng là mức lợi nhuận trong quý 1/2024 cao nhất lịch sử mà SHB đạt được. Chỉ số CIR (tỷ lệ chi phí trên thu nhập) thấp nhất hệ thống ngân hàng trong nhiều quý liên tiếp.

Ngân hàng đang tập trung nguồn lực để triển khai Chiến lược Chuyển đổi mạnh mẽ, toàn diện dựa trên 4 trụ cột: Cải cách cơ chế, chính sách, quy định, quy trình; Con người là chủ thể; Lấy khách hàng và thị trường làm trung tâm; Hiện đại hóa công nghệ thông tin và chuyển đổi số và kiên định theo 6 giá trị văn hóa cốt lõi “Tâm – Tin – Tín –Tri – Trí – Tầm”.

SHB đặt mục tiêu chiến lược trở thành Ngân hàng TOP 1 về hiệu quả; Ngân hàng Số được yêu thích nhất; Ngân hàng Bán lẻ tốt nhất đồng thời là Ngân hàng TOP đầu cung ứng nguồn vốn, sản phẩm tài chính dịch vụ với khách hàng doanh nghiệp chiến lược tư nhân và Nhà nước, có chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, hệ sinh thái, phát triển xanh.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

  • :
  • :