A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngân hàng CB, Oceanbank chuyển giao về Vietcombank, MB, quyền lợi của khách hàng có bị ảnh hưởng?

Sau khi được chuyển giao bắt buộc, CB và OceanBank sẽ là các ngân hàng thương mại TNHH một thành viên do Vietcombank và MB sở hữu 100% vốn điều lệ.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa tổ chức Lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CB) cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương (Oceanbank) cho Ngân hàng TMCP Quân đội (MB).

Sau khi được chuyển giao bắt buộc, CB và OceanBank sẽ là các ngân hàng thương mại TNHH một thành viên do Vietcombank và MB sở hữu 100% vốn điều lệ.

Theo Ngân hàng Nhà nước, dưới sự quản lý của Vietcombank, MB trong vai trò chủ sở hữu đối với CB, OceanBank, mọi quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, quyền, nghĩa vụ của khách hàng tại CB, OceanBank tiếp tục được bảo đảm theo đúng thỏa thuận và quy định của pháp luật.

Ngân hàng CB, Oceanbank chuyển giao về Vietcombank, MB, quyền lợi của khách hàng có bị ảnh hưởng?- Ảnh 1.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng và lãnh đạo các ngân hàng tại lễ công bố

Hơn 9 năm trước, cả CB và OceanBank đều được Ngân hàng Nhà nước quyết định mua lại toàn bộ, chuyển đổi mô hình hoạt động.

Ngân hàng CB, Oceanbank chuyển giao về Vietcombank, MB, quyền lợi của khách hàng có bị ảnh hưởng?- Ảnh 2.

CB - Ngân hàng đầu tiên được mua lại bắt buộc

CB tiền thân là Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đại Tín và Ngân hàng TMCP nông thôn Rạch Kiến (trụ sở chính tại Long An), được thành lập vào ngày 1989.

Đến tháng 1-2015, Quyết định số 48/2013/QĐ-NHNN về việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông Ngân hàng Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước đã tuyên bố quyết định sẽ mua lại bắt buộc toàn bộ vốn cổ phần của ngân hàng này. Ngân hàng Nhà nước trở thành chủ sở hữu (100% vốn điều lệ) của Ngân hàng Xây dựng.

CB cũng là ngân hàng đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước mua bắt buộc. Tại thời điểm đó, CB liên tục đối diện nhiều khó khăn từ áp lực thanh khoản hằng ngày, các hoạt động kinh doanh hầu như đóng băng, những tin tức tiêu cực từ đại án của ngân hàng tiền nhiệm… đòi hỏi ngân hàng phải kiên định vượt thách thức để vừa ổn định hệ thống, vừa duy trì hoạt động kinh doanh và giữ vững niềm tin nơi khách hàng.

Ngân hàng CB, Oceanbank chuyển giao về Vietcombank, MB, quyền lợi của khách hàng có bị ảnh hưởng?- Ảnh 3.

CB là ngân hàng đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước mua lại bắt buộc, năm 2015

Hơn 1 năm sau khi chuyển đổi mô hình, tháng 7-2016, CB được Ngân hàng Nhà nước cấp phép đầy đủ hoạt động nghiệp vụ của một ngân hàng thương mại như: huy động vốn, sử dụng vốn, cấp tín dụng, trung gian tài chính, cho vay khách hàng cá nhân, bảo lãnh, phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ... Đây cũng là tiền đề để CB không ngừng nỗ lực vượt gian khó, bám sát nhịp điệu thị trường.

2024 được xác định là năm chuyển biến mạnh mẽ, cùng với các công tác hoàn thiện để thực hiện chuyển giao theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước. CB có mạng lưới hoạt động hơn 93 điểm trên toàn quốc; với tổng nhân sự hơn 1.600 cán bộ nhân viên.

Hơn 22 năm của Oceabank

Oceanbank thành lập năm 1993 và chuyển đổi mô hình hoạt động sang ngân hàng thương mại cổ phần từ năm 2007. Năm 2010, vốn điều lệ của ngân hàng này đã lên 3.500 tỉ đồng. Đến năm 2015, chuyển đổi mô hình hoạt động sau khi Ngân hàng Nhà nước công bố mua lại toàn bộ bắt buộc, chuyển đổi sở hữu 100% nhà nước theo Quyết định số 663/QĐ-NHNN.

Ngân hàng này có mạng lưới khoảng 101 điểm giao dịch; khoảng 2.300 cán bộ nhân viên (thống kê đến quý I-2019). Vốn điều lệ hơn 4.000 tỉ đồng.

Ngân hàng CB, Oceanbank chuyển giao về Vietcombank, MB, quyền lợi của khách hàng có bị ảnh hưởng?- Ảnh 4.

OceanBank là một trong hai ngân hàng đầu tiên được chuyển giao bắt buộc

Chuyển giao bắt buộc các tổ chức tín dụng yếu kém là một trong những giải pháp cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu nhằm góp phần đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh tài chính tiền tệ quốc gia, ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội.

Vietcombank, MB nói gì về chuyển giao bắt buộc 2 ngân hàng?

Theo MB, sau khi chuyển giao, các quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng tại OceanBank được bảo đảm theo đúng thỏa thuận và quy định của pháp luật; các hoạt động dịch vụ của OceanBank được đảm bảo thông suốt, liên tục.

"Quá trình tiếp nhận OceanBank về MB đã diễn ra thành công. MB sẽ ưu tiên nguồn lực từ phát triển kinh doanh, nguồn vốn, công nghệ, nhân sự... để hỗ trợ thành viên mới vào tập đoàn. OceanBank tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và phát triển bền vững, hiệu quả, tăng năng lực tài chính và công nghệ, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế" - MB nêu rõ.

Ngân hàng CB, Oceanbank chuyển giao về Vietcombank, MB, quyền lợi của khách hàng có bị ảnh hưởng?- Ảnh 5.

Oceanbank sẽ trở thành thành viên mới của MB

Theo Vietcombank, sau chuyển giao bắt buộc, CB tiếp tục hoạt động dưới hình thức ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Vietcombank sở hữu 100% vốn điều lệ; được thực hiện các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại theo quy định. Mọi quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền; quyền, nghĩa vụ của khách hàng tại CB tiếp tục được đảm bảo theo đúng thoả thuận và quy định pháp luật. 

"CB là pháp nhân độc lập và không thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính vào báo cao tài chính hợp nhất của Vietcombank.

Ngân hàng cũng không góp vốn vào CB trong thời gian CB còn lỗ lũy kế; Vietcombank tham gia quản trị, điều hành và triển khai các biện pháp hỗ trợ tại phương án chuyển giao bắt buộc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt" - Vietcombank nêu rõ. 

Trước đó, giai đoạn từ năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã phát hiện nhiều yếu kém, rủi ro trong hoạt động của VNCB (sau này là CB) và OceanBank. Giai đoạn này, cả 2 ngân hàng đều thuộc diện kinh doanh thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu, tình hình quản trị, điều hành kém hiệu quả và phải vào diện kiểm soát đặc biệt.

Để khắc phục tình trạng này này, VNCB và OceanBank phải triển khai phương án bổ sung vốn. Thế nhưng, do một số đại diện cổ đông lớn của VNCB, OceanBank không đủ nguồn lực bổ sung vốn pháp định. Hệ quả là Ngân hàng Nhà nước quyết định mua toàn bộ cổ phần của 2 ngân hàng này.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

  • :
  • :