A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hưởng lợi từ nền lãi suất cao?

Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong quý 2/2023 và 6 tháng đầu năm đã phản ánh phần nào tác động của việc tăng lãi suất huy động.

Lợi nhuận bay cao trên “đôi cánh” hoạt động tài chính

Dù chật vật trong việc tăng trưởng doanh thu do nền kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ vẫn sống khỏe nhờ nền lãi suất huy động cao từ năm 2022 đã bắt đầu phát huy tác dụng.

Dữ liệu của VietstockFinance cho thấy, trong quý 2/2023, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của 11 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên cả 3 sàn HOSEHNX, UPCoM đạt 16,971 tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước.

Với phần lớn chi phí kinh doanh bảo hiểm (chi phí bồi thường và chi phí khác) của doanh nghiệp giảm chậm hơn doanh thu, khiến tổng lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh bảo hiểm đi lùi 50%, còn 374 tỷ đồng.

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm thu nhỏ, trong khi lợi nhuận gộp hoạt động tài chính tăng mạnh đến 44%, lên 3,178 tỷ đồng, qua đó giúp tổng lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ gấp hơn hai lần cùng kỳ, đạt 1,328 tỷ đồng.

Trong đó, 8/11 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có lợi nhuận trước thuế tăng trưởng và 2 doanh nghiệp thoát lỗ.

Với lãi trước thuế 75 tỷ đồng, gấp 3.4 lần cùng kỳ năm trước, Tổng CTCP Bảo hiểm Quân Đội (MIG) là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ dẫn đầu mức tăng trưởng lợi nhuận trong quý 2. Có được kết quả này là nhờ lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm và đầu tư tài chính đều tăng mạnh.

Đáng chú ý, Tổng CTCP Bảo hiểm Bảo Long (BLI) thoát lỗ trong quý 2 năm nay nhờ thu lãi từ tiền gửi ngân hàng tăng so với cùng kỳ năm trước. Riêng Tổng CTCP Bảo hiểm Bưu điện (PTI) thoát lỗ nhờ chi phí kinh doanh bảo hiểm giảm mạnh trong quý 2/2023.

Tính chung trong 6 tháng đầu năm, tổng lợi nhuận trước thuế của 11 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đạt 2,794 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước nhờ lợi nhuận đầu tư tài chính tăng 32%, lên 6,239 tỷ đồng, bù đắp cho lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm giảm 39%, xuống còn 1,283 tỷ đồng.

Đáng chú ý, ông lớn ngành bảo hiểm - Tập đoàn Bảo Việt (BVH) dù lỗ gộp 870 tỷ đồng kinh doanh bảo hiểm nhưng vẫn có được lợi nhuận trước thuế tăng 12%, lên 1,169 tỷ đồng. Kết quả này nhờ vào lợi nhuận đầu tư tài chính tăng 33%, lên 5,193 tỷ đồng. Trong hoạt động tài chính, BVH thu về hơn 4,450 tỷ đồng từ lãi tiền gửi tăng 77% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ từng được kỳ vọng sẽ làm nên chuyện lớn trong năm 2022 nhờ hưởng lợi từ lãi suất tăng, khi sở hữu lượng tiền gửi ngân hàng “khổng lồ”. SSI Research nhận định kết quả kinh doanh 2023 của các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phản ánh hoàn toàn việc tăng lãi suất huy động đã diễn ra trong năm 2022. Các công ty bảo hiểm nhân thọ còn được hưởng lợi từ việc giảm áp lực dự phòng toán học khi lãi suất kỹ thuật tăng phù hợp với lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn trên 10 năm.

Qua đó, lợi nhuận từ hoạt động đầu tư sẽ đủ để bù đắp phần giảm sút của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm, giúp các công ty bảo hiểm phi nhân thọ đạt tăng trưởng 2 con số vào năm 2023.

“Vận động viên” bảo hiểm phi nhân thọ nào sẽ về đích lợi nhuận sớm nhất?

Với lợi nhuận tăng mạnh nhất nhóm doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nửa đầu năm, VNR là doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên đi được hơn 80% kế hoạch lợi nhuận cả năm sau 6 tháng. Lợi nhuận VNR nhảy vọt nhờ lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm tăng 30%, lên gần 168 tỷ đồng và lợi nhuận hoạt động tài chính gấp 2.3 lần, đạt 263 tỷ đồng.

Riêng AIC chỉ mới hoàn thành 29% mục tiêu năm, vì lợi nhuận trượt dốc không phanh liên tiếp trong quý 1 và quý 2.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

  • :
  • :