A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tấn công API: Từ bị xem nhẹ đến một trong những nguy cơ an ninh mạng lớn của doanh nghiệp

Những cuộc tấn công API thường bị xem nhẹ về mức độ cũng như tần suất, nhưng với sự phát triển của API, chúng có thể trở thành một trong những hiểm họa lớn nhất đối với các doanh nghiệp.

API (Application Programming Interface) – từ một công cụ được sử dụng với mục đích đơn thuần là kết nối giữa các ứng dụng, dịch vụ Internet, IoT,… đến nay đã phát triển thành một trong những thành phần quan trọng để vận hành hệ thống mạng Internet và cũng là một trong những nguy cơ an ninh mạng mà doanh nghiệp có thể đối mặt.

Akamai Technologies cho rằng những cuộc tấn công API thường bị xem nhẹ về mức độ cũng như tần suất, nhưng với sự phát triển của API, chúng có thể trở thành một trong những hiểm họa lớn nhất đối với các doanh nghiệp. Theo báo cáo Thực trạng Internet về hình thức tấn công API do Akamai Technologies thực hiện từ 01/2020 – 06/2021, số cuộc tấn công có liên quan đến API có chiều hướng tăng dần, đặc biệt có thời điểm hệ thống của Akamai ghi nhận đến 113,8 triệu cuộc tấn công/ngày.

Tấn công API: Từ bị xem nhẹ đến một trong những nguy cơ an ninh mạng lớn của doanh nghiệp

Con số này cao gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2020.

Theo dự báo của Gartner: “Năm 2022, các cuộc tấn công vào API sẽ dịch chuyển từ vector không thường xuyên qua vector tấn công thường xuyên, dẫn đến việc rò rỉ dữ liệu của các ứng dụng web”.

Vấn đề bảo mật dành cho API

API được phát triển với những tính năng chính là tích hợp và truy cập dữ liệu, trong những năm gần đây, API được sử dụng rộng rãi ở các ngành dịch vụ và kinh doanh công nghệ số. Tuy nhiên, tính linh hoạt này lại trở thành nơi dễ dàng phát sinh những vấn đề ngoài dự tính. Và nếu chỉ sử dụng các giải pháp an ninh thông thường, các doanh nghiệp sẽ gần như không thể đảm bảo được vấn đề bảo mật API.

Những lỗ hổng của API giống với những lỗ hổng trên ứng dụng web thường gặp. Lý do cho vấn đề này, chính là bởi những ứng dụng này đã bị để lại các lỗ hổng bảo mật một cách cố ý.Theo báo cáo này, 48% doanh nghiệp dù biết nhưng vẫn đưa các ứng dụng chứa code dễ bị tấn công ra thị trường, 54% trong số này thừa nhận việc cho ra mắt những ứng dụng chứa code dễ bị tấn công là do áp lực thời gian và nhu cầu của người dùng. Các ứng dụng với những lỗ hổng được biết trước này vẫn được tung ra thị trường, và sẽ được cập nhật với các bản vá lỗi sau đó.

Một số lý do khác là do doanh nghiệp cho rằng các lỗ hổng này không chứa quá nhiều nguy cơ, hoặc được phát hiện quá muộn và không kịp sửa lỗi trước khi đưa vào triển khai.

Và cách tốt nhất cho vấn đề bảo mật API là?

Akamai Technologies chỉ ra 5 điểm mà các tổ chức, doanh nghiệp cần lưu ý khi sử dụng API. Bao gồm:

Tìm hiểu và theo dõi API đang sử dụng: Nhiều tổ chức có thể đã trải qua các sự cố liên quan đến API mà họ thậm chí còn không biết đến sự tồn tại của nó. Vì vậy, biết được vị trí, cách thức chúng được sử dụng là điều cần thiết.

Kiểm tra và hiểu các nguy cơ đang tồn tại với API: Dĩ nhiên điều này cần có công cụ và đội ngũ để giúp tìm ra các lỗ hổng, nhưng nếu các tổ chức, doanh nghiệp không chủ động phát hiện thì việc bị tấn công sẽ là sớm hay muộn mà thôi.

Tận dụng tất cả các công cụ bảo mật trong toàn bộ quá trình phát triển, khởi chạy, bên cạnh đó, luôn đảm bảo rằng việc rà soát bảo mật API được thực hiện thường xuyên.

Đừng sử dụng đơn lẻ một thiết lập cho mỗi API, hãy ưu tiên sử dụng một loạt các thiết lập cho API có thể tái sử dụng.

Và cuối cùng là việc phát triển API - ở một số cấp độ - cần có sự tham gia của nhiều bộ phận khác nhau, như các nhóm phát triển, nhóm vận hành mạng và bảo mật, nhóm nhận dạng, nhóm quản lý rủi ro, kiến trúc sư bảo mật và nhóm pháp lý.

Bảo mật ứng dụng, cho dù là API hay phát triển ứng dụng web, là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp phải cân bằng về cả tính năng, ứng dụng và nhu cầu kinh doanh. Nhận biết trước nguy cơ và triển khai kịp thời biện pháp bảo mật, là giải pháp dành cho doanh nghiệp nhằm đảm bảo an toàn thông tin trên không gian mạng. Là doanh nghiệp hàng đầu thế giới về tường lửa website, ứng dụng và API, các giải pháp của Akamai Technologies đảm bảo đồng thời an toàn thông tin từ bên ngoài và từ bên trong nội bộ doanh nghiệp.

Thông qua mạng lưới phân phối của đối tác Viettel IDC, các giải pháp bảo mật của Akamai Technologies hiện nay đã tiếp cận được nhiều doanh nghiệp trong nước. Giải pháp bảo mật thông minh từ nhà cung cấp dịch vụ mạng tại Mỹ được khách hàng đánh giá cao bởi có độ tương thích cao với hạ tầng công nghệ Việt Nam, hệ thống được triển khai nhanh chóng trong vài cú nhấp chuột và cập nhật tự động phiên bản mới. Ngoài ra, websites, ứng dụng và API của khách hàng vẫn có khả năng hoạt động tốt ngay cả khi bị tấn công nhờ hệ thống nền tảng biên thông minh (Akamai Intelligent Edge Platform) mạnh mẽ.

Phương Dung


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

  • :
  • :