A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nhịp đập Thị trường 04/05: Large Cap tiếp tục đè VN-Index

VN-Index tiếp tục rớt thêm 1 đoạn nữa trong nửa cuối phiên sáng nay, giảm gần 8 điểm vào lúc nghỉ trưa và đây cũng gần như là mức giảm sâu nhất sáng nay.

Đà giảm của VN-Index tiếp tục đến từ nhiều largecap, bằng chứng là chỉ số nhóm VN30 còn giảm tới hơn 10 điểm. NVL, MWGMSN vẫn là 3 mã vốn hóa tỷ đô giảm sâu nhất sàn HOSE. Tuy vậy về tổng thể, số cổ phiếu giảm giá trên sàn này vẫn dưới 60%, chỉ nhỉnh hơn 1 chút so với hồi giữa phiên, và ngược lại số tăng giá tiếp tuc chiếm gần 1/3. Sức ép đến từ Large Cap, nhưng có vẻ như không ít midcap và smallcap vẫn trụ vững. Lưu ý cùng giờ giao dịch, đa số các chỉ số chứng khoán nổi bật khác của châu Á đang tăng điểm.

Chỉ số nhóm VN30 giảm mạnh hơn so với VNindex, với 23 cổ phiếu giảm giá, trong khi chiều tăng giá chỉ có 7 mã. Trong số tăng giá ít ỏi đó, đa phần vẫn là những cái tên được nhắc từ sớm như BVH, FPT, PLX… thì cuối phiên nổi lên thêm SSI. Ngược lại, ở nhóm giảm giá thì toàn tên tuổi lớn, trong đó có những cổ phiếu đang giảm sâu nhất trong phiên sáng như GAS, MWG, SAB, VCB, VJC

Hầu hết các nhóm ngành lớn trên HOSE tiếp tục phủ sắc đỏ, trong đó có những nhóm sắc đỏ phủ “dày” hơn như ngân hàng, thực phẩm, sắt thép. Nhóm dầu khí nhà PVN “dậm chân tại chỗ” ở mức thấp kể từ giữa phiên. Tuy nhiên vẫn có điểm sáng, đó là ở 2 nhóm xây dựng và sản xuất điện. Nhóm chứng khoán tưởng hồi lại giữa phiên, nhưng đến giờ vẫn phân hóa dù đầu tàu SSI đã tăng giá trở lại.

Khối ngoại bán ròng hơn 170 tỷ đồng trên HOSE, trong đó bán đáng kể nhất ở HPG, VNM và 1 số ngân hàng như CTG, SHB, STB, LPB… Tuy nhiên VPB và chứng chỉ quỹ FUEVFVND lại được họ mua ròng mạnh.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng trên HOSE chỉ còn 3 mã tăng giá vào cuối phiên sáng là MSB, ACBOCB. 3 đại gia gốc nhà nước là VCB, BIDCTG đều đang ở mức giá thấp nhất trong phiên, trong đó BID chỉ giảm giá vào những phút cuối phiên. Diễn biến khá tương tự ở rất nhiều cổ phiếu tư nhân khác, bao gồm cả TCB, STB, HDB

Nhóm BĐS vẫn phủ đa số sắc đỏ, nhưng nếu tách BĐS khu công nghiệp thành 1 nhóm riêng thì nhóm này lại trở thành tích cực, với 1 loạt cổ phiếu tăng giá từ sớm và giữ đà tăng khá ổn cho đến cuối phiên, như KBC, LHG, SZC, TIP… Ở nhóm BĐS nhà ở, DIG, CEO, CRE, KDH hay NTL vẫn là những cổ phiếu giữ được nhiều hy vọng cho cổ đông.

NTP đã quay trở lại với mức tăng hơn 4%, vốn được ghi nhận hồi đầu phiên. Nhóm largecap sàn HNX cũng có nhiều cổ phiếu quay trở lại với mức tăng, dù nhẹ hơn, ví dụ như CEO, MBS, IDC, PVI… Dù có 1 số largecap khác giảm giá hơi lớn, như KSF, THD hay PVS thì chỉ số HNX Index cũng có diễn biến dễ chịu hơn so với VNindex.

LLM giữ nguyên đà tăng gần 10% chỉ với 1 deal khớp lệnh, nhưng đúng là nhóm xây dựng, nhất là xây dựng hạ tầng, đang giữ được đà tăng giá khá tốt kể từ khoảng giữa phiên, trong đó có những mã nổi bật như C4G, CII, FCN, DPG, G36, HHV, HUT, LCG… ngược lại, 2 đại gia xây dựng nhà ở là CTDHBC vẫn chưa thấy rõ tín hiệu hồi.

10h30: VN-Index giảm sâu nhưng số cổ phiếu tăng giá trên HOSE nhiều hơn

VN-Index đang giảm gần 6 điểm vào giữa phiên sáng nay, sức nặng vẫn đến từ nhiều Large Cap của các nhóm lớn ngân hàng, BĐS, bán lẻ, thực phẩm, dầu khí, sắt thép… Tuy nhiên sàn HOSE hiện đang có hơn 1/3 số lượng cổ phiếu tăng giá, nhiều hơn hẳn so với hồi đầu phiên sáng. Thanh khoản cũng vừa mới cải thiện so với phiên trước lễ, nhưng khối ngoại tiếp tục bán ròng.

Nhóm cổ phiếu vốn hóa tỷ đô trên HOSE tiếp tục đè chỉ số, không chỉ VN-Index, mà còn cả VN30-Index. Trong số này, NVL, MWGMSN đang là 3 cổ phiếu giảm sâu nhất, ngoài ra còn hàng loạt cổ phiếu lớn khác giảm từ 1% trở lên như VHM, CTG, VNM, HPG, BCM… Nhóm VN30 có lúc có đến 22 cổ phiếu giảm giá, so với chỉ 6 tăng giá.

Sản xuất điện vẫn là 1 nhóm lớn trên sàn HOSE có nhiều cổ phiếu tăng giá khá ổn từ đầu phiên đến nay, dù mức tăng bình quân chỉ chưa đến 1%, ví dụ như VSH, SBA, SJD, GEG

Chứng khoán cũng là 1 nhóm lớn trên HOSE và đang có rất nhiều sắc xanh, diễn biến này tốt hơn nhiều so với đầu phiên. Tuy các đầu tàu như SSI, VCI, MBS tăng nhẹ, hay VND, HCM giảm nhẹ thì các mã nhỏ hơn như AGR, ORS, VIX lại đang chạy rất tốt.

Chỉ số HNX-Index tiếp tục không đi cùng nhịp với VN-Index, hoặc có thể chịu tác động nhất định nhưng vẫn giữ được vị thế bên trên tham chiếu. Ở nhóm Large Cap sàn này, IDC, KSF, NTP… vẫn tăng giá dù yếu hơn đầu phiên, nhưng nổi lên PVI như 1 trụ mới cho chỉ số. Ngoài ra, sàn HNX vẫn có rất nhiều cổ phiếu nhỏ tăng giá mạnh từ 4-5% trở lên, thậm chí có 6 tăng trần, số lượng này khá cân bằng so với bên giảm giá.

Ngược lại, chỉ số chính sàn UPCoM cũng đang chịu cảnh chạy bên dưới tham chiếu ngay từ trước 10h đến lúc này. TVN, FOX hat VGI đang là những Large Cap tăng giá khá tốt, nhưng chưa đủ để “cân” lại khá nhiều Large Cap khác giảm giá, ví dụ như BSR, ACV, VTP OIL, MCH, QNS

Tính cả 3 sàn, nhóm dầu khí nhà PVN tiếp tục xấu đi khi trải qua nửa phiên sáng. GAS đã giảm hơn 1%, nhiều mã khác cũng giảm sâu hơn như BSR, PVD, PVC, PVG, CNG hay PGD, nhưng 1 số mã khác như PVS, PVT, PVB… lại đang có dấu hiệu hồi trở lại, thậm chí POW, PVI đang tăng giá và trở thành điểm sáng hiếm hoi trong nhóm này.

Ở nhóm hàng không, HVN vẫn giữ đà tăng hơn 6%, nhưng VJC đã quay qua giảm nhẹ, ACV thì giảm tới gần 2%. Sự phân hóa đã diễn ra hơi sớm?

Nhóm xây dựng đang có nhiều tín hiệu hồi, chủ yếu ở Mid hay Small Cap, nhưng cũng có những cái tên nổi bật như C4G, CII, FCN, HHV, LCG, HUT… Tuy nhiên 1 số tên tuổi khác, nhất là ở lĩnh vực xây dựng dân dụng, như CTD, HBC thì tiếp tục giảm.

Mở cửa: VN-Index giảm nhẹ do thông tin từ Fed

Thông tin Fed tăng lãi suất lần thứ 10 liên tiếp đã tác động tiêu cực lên sàn chứng Mỹ đêm qua, và có thể cũng đang tác động tiêu cực lên sàn Việt sáng nay. VN-Index mở cửa giảm 3 điểm, và sàn HOSE có số cổ phiếu giảm giá nhiều gần gấp 3 số tăng giá. Tuy nhiên mức giảm chỉ 3 điểm của VN-Index có thể coi là 1 yếu tố đem lại kỳ vọng xanh trở lại trong những phút giao dịch tới, bởi sàn chứng Việt vẫn còn đang trong giai đoạn “ngấm” thông tin từ mùa BCTC Q1/2023.

Nhóm cổ phiếu VN30 sớm nổi đầy sắc đỏ trên bảng điện, dù là dự kiến khớp. Có lúc, nhóm này chỉ có 4 mã tăng giá, so với gần 20 mã giảm giá. Đến thời điểm ATO, nhóm này có 5 mã tăng giá và 16 giảm giá, trong đó tăng khá nhất lại là VJC. Ở nhóm giảm giá, giảm sâu nhất chính là NVL, nhưng mức giảm giá ATO ở mã này tính ra còn nhẹ hơn so với lúc dự kiến khớp trước đó.

Sàn HOSE chỉ có chừng 60-70 cổ phiếu tăng giá khi mở cửa, còn số giảm giá nhiều gần gấp 3, tuy vậy, chỉ sau 1 vài phút thì lại có nhiều cổ phiếu tăng giá trở lại, có lẽ ở Mid hay Small Cap, bởi VN-Index, vốn chịu tác động lớn từ Large Cap, lại chưa có diễn biến hồi đáng kể.

Theo góc độ nhóm ngành, chỉ có nhóm sản xuất điện là có số cổ phiếu tăng giá chiếm đa số, còn lại ngân hàng, BĐS, bán lẻ, thực phẩm, xây dựng, sắt thép, dầu khí đều mang sắc đỏ trên diện rộng. Ở các nhóm ngành nhỏ hơn, cũng khó tìm ra nhóm nào tích cực trừ hàng không, đang ngập sắc xanh với đại gia HVN tăng tới 6%, còn VJC cũng tăng 1%.

Diễn biến trên chỉ số HNX-Index dễ chịu hơn so với VN-Index. Cụ thể, chỉ số này khởi đầu sớm hơn VN-Index 15 phút, cũng sớm rơi vào trong sắc đỏ, nhưng ngay sau đó đã xanh trở lại xuyên qua cả thời điểm khớp ATO. Trên nhóm Large Cap sàn HNX, dù không có cổ phiếu nào tăng mạnh, nhưng cũng có vài mã như BAB, IDC hay CEO tăng hơn 1%, và nhất là NTP tăng hơn 3%. Lưu ý là đối thủ cùng nhóm ngành nhựa là BMP bên sàn HOSE cũng đang tăng tới 4%.

Giá dầu Brent bị giảm sâu khi VIệt Nam trải qua mấy ngày lễ có lẽ đang khiến nhóm dầu khí nhà PVN chao đảo sáng nay. GAS, PVS, OIL, BSR, PVD… và nhiều tên tuổi khác đều giảm ngay từ ATO hoặc sớm hơn nữa. Tuy vậy mức giảm giá của GAS và nhiều cổ phiếu khác trong nhóm này đang dưới 1%.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
  • :
  • :