A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

21/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế đáng chú ý để bắt đầu tuần giao dịch mới.

* Yếu tố nào tác động đến vốn hóa thị trường của doanh nghiệp?. Vốn hóa thị trường (VHTT) là tổng giá trị hiện tại của tất cả cổ phiếu đang được công ty lưu hành trên thị trường. Cũng có thể hiểu, VHTT của một doanh nghiệp xác định bằng tổng số tiền phải bỏ ra để mua lại doanh nghiệp đó theo giá thị trường tại thời điểm mua. >>>

* Chứng khoán tăng 4 phiên liên tiếp. Nhờ nhóm ngân hàng và cổ phiếu bất động sản, VN-Index có chuỗi tăng 4 phiên liền trong tuần 14 - 18/03. >>>

* Nhóm ngân hàng đóng vai trò trụ đỡ cho VN-Index trong tuần qua. Sau một tuần giảm điểm, hai chỉ số thị trường trong tuần 14-18/03/2022 đã ghi nhận kết quả tích cực trở lại. VN-Index tăng nhẹ 0.17̀̀% so với cuối tuần giao dịch trước, lên mức 1,469.1 điểm. Trong khi đó, HNX-Index tăng 2.04%, kết thúc tuần ở 451.21 điểm. >>>

* Thị trường tiền ảo tuần qua: Bitcoin lấy lại mốc 41,000 USD nhờ hy vọng về đàm phán Nga-Ukraine. Thị trường tiền ảo bắt đầu khởi sắc từ giữa tuần này khi những thông tin về tiến triển trong đàm phán hòa bình giữa Nga-Ukraine xuất hiện. Giá Bitcoin vượt 41,000 USD, hòa chung với đà tăng của các tài sản rủi ro khác, như thị trường chứng khoán. >>>

* Thống đốc Fed: Có thể cần nâng lãi suất 50 điểm cơ bản nếu lạm phát tiếp tục tăng mạnh. Thống đốc Fed Christopher Waller nói với CNBC trong ngày 18/03 rằng Fed có thể cần phải thực hiện một hoặc nhiều đợt nâng lãi suất 50 điểm cơ bản trong năm nay để kìm hãm lạm phát. >>>

* Chuyên gia: 'Đà tăng của giá dầu vẫn chưa kết thúc'. Giá dầu quay đầu bật tăng sau đợt điều chỉnh giảm ngắn ngủi. Giới quan sát cảnh báo đà tăng của giá dầu vẫn chưa kết thúc. >>>

* SFI thận trong với kế hoạch kinh doanh 2022, dự kiến trả cổ tức tỷ lệ 80%. Theo Tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2022 vừa công bố, HĐQT CTCP Đại lý Vận tải SAFI (HOSE: SFI) dự kiến trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh cũng như phương án phân phối lợi nhuận năm 2021. >>>

* Vinamilk đặt mục tiêu doanh thu 2022 trên 64,000 tỷ đồng, lãi trước thuế 12,000 tỷ đồng. Sau năm 2021 đạt doanh thu kỷ lục hơn 61,000 tỷ đồng, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE: VNM) tiếp tục kỳ vọng doanh thu tăng trưởng lên trên 64,000 tỷ đồng vào 2022. >>>

* 10 biện pháp 'hoá giải' các lệnh trừng phạt của Nga . Moskva đang thực hiện đồng loạt các giải pháp để ổn định kinh tế trong nước trước sức ép từ các đòn trừng phạt chưa từng có tiền lệ nhằm vào Nga. >>>

* THS: Giá tăng trần 9 phiên liên tiếp, Ủy viên HĐQT đăng ký gom 1.5 triệu cp. Trong bối cảnh giá cổ phiếu tăng trần 9 phiên liên tiếp, ông Lê Anh Tuấn - Ủy viên HĐQT CTCP Thanh Hoa - Sông Đà (HNXTHS) đăng ký mua vào gần 1.5 triệu cp THS. >>>

* DNP Water hoàn tất gom gần 25% vốn tại BGW. Trong ngày 14/03/2022, CTCP Đầu tư Ngành nước DNP (DNP Water) đã mua hơn 4.5 triệu cp BGW của CTCP Nước sạch Bắc Giang (UPCoM: BGW). >>>

* Kịch bản Nga vỡ nợ dưới góc nhìn của các chuyên gia kinh tế quốc tế. Vỡ nợ được coi là “khoảng tối” của các nền kinh tế trên toàn cầu, và tình hình nợ của Nga đang phức tạp hơn do nước này ngày càng bị cô lập dưới các lệnh trừng phạt chưa từng có. >>>

* Phương thức thanh toán nhờ thu: Rủi ro khó lường. Việc các doanh nghiệp kinh doanh hạt điều Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu 100 container hạt điều sang Ý, trị giá hàng ngàn tỉ đồng, sau đó nghi bị lừa đảo gây rúng động cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong những ngày vừa qua… >>>

* Một doanh nghiệp du lịch bị kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến 5 năm liên tiếp. Kết thúc năm 2021, CTCP Du lịch Quốc tế Vũng Tàu (UPCoM: VIR) ghi nhận lỗ ròng hơn 14 tỷ đồng. Không chỉ vậy, kiểm toán tiếp tục từ chối đưa ra ý kiến đối với BCTC của Công ty. >>>

* Safoco đặt mục tiêu lợi nhuận 2022 đi ngang. CTCP Lương thực Thực phẩm Safoco (HNXSAF) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 với mục tiêu lợi nhuận 2022 đi ngang. Đại hội được dự kiến tổ chức vào ngày 08/04/2022. >>>

* Cú sốc nguồn cung hàng hóa từ xung đột Nga-Ukraine. Thời điểm Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine cũng khởi đầu cho cơn sóng tăng giá trên thị trường hàng hóa, bởi lẽ Nga và Ukraine là những nước xuất khẩu nằm trong top đầu ở nhiều mặt hàng, như dầu khí, phân bón, than, thép, ngũ cốc,… >>>

* Hé lộ về 213 tỷ USD của người Nga gửi tại các ngân hàng Thụy Sĩ. Một ước tính hiếm hoi của Hiệp hội Ngân hàng Thuỵ Sĩ cho thấy người Nga đang có tới 213 tỷ USD gửi trong các ngân hàng nổi tiếng bảo mật và trung lập của nước này. >>>

* Đây là lý do giá dầu tăng vọt trở lại: Nga có thể mất 1/3 sản lượng sau vài tuần nữa. Nga có sản lượng dầu khoảng 10 triệu thùng/ngày và trước khi tấn công Ukraine, nước này xuất khẩu khoảng một nửa số dầu khai thác được... >>>

* NHTW Anh nâng lãi suất lần thứ 3 liên tiếp. Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) nâng lãi suất lần thứ 3 liên tiếp trong ngày 17/03. Đây là một dấu hiệu mới cho thấy các NHTW ở nhiều khu vực trên thế giới đang ưu tiên chống lạm phát hơn là lo ngại về đà giảm tốc của nền kinh tế, nhất là khi phải đối mặt với tác động từ xung đột Nga-Ukraine. >>>

* Vị ngọt chứng khoán đã phai?. VN-Index liên tục dậm chân quanh mức 1,500 điểm, thị trường chứng khoán dần khó kiếm tiền hơn. Phải chăng chứng khoán không còn sức hút như trước? >>>

* Xem xét đề xuất giảm thuế môi trường để hạ giá xăng dầu vào tuần tới. Chính phủ đã có Tờ trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội sẽ họp, thẩm tra ngay vào chiều 18/3, trước khi trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào đợt họp thứ 2, Phiên họp thứ 9 diễn ra vào tuần sau (22/3-25/3). >>>

* Từ tháng 3/2022, mua bán nhà ở hình thành trong tương lai phải theo quy định mới. Theo Nghị định mới nhất, trong năm 2022 việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai bắt buộc phải đáp ứng một số điều kiện. >>>

Khang Di

FILI


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
  • :
  • :