A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

09/03: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay. 

* Sông Đà chào bán lô cổ phiếu SJS với giá khởi điểm 101,900 đồng/cp. Tổng Công ty Sông Đà chào bán toàn bộ gần 42 triệu cp sở hữu tại CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (Sudico, HOSE: SJS) qua hình thức đấu giá. Giá khởi điểm là 101,900 đồng/cp. >>>

* Kinh tế toàn cầu chuẩn bị đón “gió ngược” từ xung đột Nga-Ukraine. Giá hàng hóa tăng vọt, các lệnh trừng phạt diện rộng và khả năng cấm nhập khẩu năng lượng Nga đang giáng đòn tới nền kinh tế toàn cầu, vốn đã suy yếu vì dịch bệnh. Ngoài ra, xung đột Nga-Ukraine còn đẩy các NHTW vào thế khó ngay khi họ đang trong quá trình chấm dứt giai đoạn tiền rẻ. >>>

* PPY dự kiến lợi nhuận 2022 giảm 39%. CTCP Xăng dầu Dầu khí Phú Yên (HNX: PPY) đặt mục tiêu sản lượng năm 2022 đạt 167 tấn, tăng nhẹ 3.6% so với 2021. Doanh thu ước đạt 1,818 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế gần 13 tỷ đồng, lần lượt thu hẹp 10% và 39%. >>>

* Đánh thuế tài sản với nhà ở: Nỗi lo và tranh cãi. Bên cạnh ý kiến ủng hộ với lý do chống đầu cơ, tăng giá, kiểm soát tham nhũng thì có nhiều ý kiến cho rằng việc đánh thuế trong bối cảnh hiện nay không những khó khả thi mà có thể gây hiệu ứng ngược. >>>

* Em trai "bầu" Thụy đã bán 1.8 triệu cp LPB. Ông Nguyễn Xuân Thủy, em trai ông Nguyễn Đức Thủy – Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank, HOSE: LPB) đã bán ra 1.81 triệu cp LPB trong phiên 04/03/2022. >>>

* Quỹ ETF của MSCI mua mạnh VND, DIG, HPG. Sau nhiều tuần giao dịch không đáng kể, quỹ iShares MSCI Frontier & Select EM ETF đã mua ròng cổ phiếu Việt Nam trong tuần giao dịch từ ngày 28/02-04/02/2022. Cổ phiếu Việt Nam hiện đang chiếm 29.9% danh mục. >>>

* Nga trở thành nước chịu nhiều lệnh trừng phạt nhất thế giới. Vượt Iran và Triều Tiên, Nga trở thành nước hứng chịu nhiều lệnh trừng phạt nhất thế giới chỉ trong vòng 10 ngày sau khi nước này khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine. >>>

* BWE đặt mục tiêu lợi nhuận tối thiểu 750 tỷ đồng trong năm 2022. CTCP Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase,HOSE: BWE) dự kiến lợi nhuận sau thuế năm 2022 sẽ đạt tối thiểu 750 tỷ đồng, đi ngang so với thực hiện năm 2021 >>>

* Tập đoàn Mường Phăng đăng ký mua 1 triệu cp TNT. CTCP Tập đoàn Mường Phăng - đơn vị liên quan đến Chủ tịch HĐQT Nguyễn Gia Long vừa đăng ký mua 1 triệu cp TNT, tương đương gần 2% vốn. Giao dịch dự kiến diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 10/03-08/04. >>>

* IDI: Phó TGĐ Nguyễn Thanh Hải muốn gom thêm 2 triệu cp. Tại CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia - IDI (HOSE: IDI), ông Nguyễn Thanh Hải - Phó Tổng Giám đốc dự kiến mua 2 triệu cp từ ngày 10/03-07/04. Nếu giao dịch thành công, ông Hải sẽ trở thành cổ đông lớn. >>>

* Mỹ ‘tiến thoái lưỡng nan’ trong quyết định trừng phạt ngành dầu mỏ Nga. Giới nghị sĩ Quốc hội Mỹ gây sức ép đòi chính quyền Tổng thống Joe Biden áp trừng phạt dầu mỏ chống Nga. Nhưng biện pháp này sẽ khiến giá xăng dầu tại thị trường Mỹ tăng mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến lạm phát. >>>

* Một công ty chứng khoán muốn tăng vốn lên gấp 6 lần . CTCP Chứng khoán SmartInvest (UPCoM: AAS) vừa công bố Tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2022. Trong đó, HĐQT dự kiến trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2022, phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ và kế hoạch chuyển sàn niêm yết. >>>

* Nga dọa cắt nguồn cung khí thiên nhiên với châu Âu. Nga dọa sẽ đáp trả các lệnh trừng phạt bằng cách đóng cửa Nord Stream 1 - đường ống dẫn khí thiên nhiên sang châu Âu. Động thái này có thể làm gia tăng biến động trên thị trường năng lượng và đẩy giá tiêu dùng lên cao hơn. >>>

* DGW lên kế hoạch lãi 800 tỷ, chia thưởng tỷ lệ 90% . Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2022, CTCP Thế Giới Số (HOSE: DGW) đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 26,300 tỷ đồng và lãi sau thuế 800 tỷ đồng, lần lượt tăng hơn 25% và gần 22% so với kết quả lũy kế 2021. >>>

* Toàn cảnh bức tranh lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết trong năm 2021. 2021 là năm thứ 2 liên tiếp nền kinh tế phải hứng chịu tác động mạnh mẽ từ đại dịch COVID-19, song kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết lại cho thấy dấu hiệu khả quan hơn so với năm trước. Dẫu vậy, bên cạnh những đơn vị vươn lên phục hồi mạnh mẽ, không ít doanh nghiệp phải “ngậm ngùi” với kết quả không mấy sáng sủa hay thậm chí là gồng mình chịu lỗ. >>>

* Đề xuất kéo dài nghị quyết thí điểm xử lý nợ xấu thêm 3 năm. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề xuất kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) tới 15-8-2025, thay vì hạn cuối là 15-8-2022. >>>

* Có giảm được gánh nặng giá xăng dầu?. Giá xăng dầu thế giới tăng cao thời gian gần đây như châm dầu vào lửa đối với giá cả tiêu dùng của người dân khắp thế giới. Một số chính phủ đã có các chương trình hỗ trợ cho người dân để hạ bớt nhiệt. Với Việt Nam, bên cạnh Quỹ bình ổn giá xăng dầu thì một số giải pháp khác cũng đang được bàn bạc và cân nhắc. Vậy lựa chọn nào sẽ là phù hợp trước mắt và lâu dài? >>>

* Thép xây dựng liên tục "leo đỉnh". Trong vài ngày gần đây, giá thép xây dựng trong nước liên tục được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng. Đến ngày 7/3, giá thép đã ở mức từ 17.570 đồng/kg đến trên 18.000 đồng/kg (tùy thương hiệu và sản phẩm). >>>

Nhật Quang

FILI


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
  • :
  • :