A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Yên Bái: Thương mại, dịch vụ tạo động lực phát triển kinh tế

Với lợi thế về địa lý, nhiều năm gần đây, Yên Bái là mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư lớn góp mặt trong việc hình thành nên nhiều dự án tổ hợp...

 

Với lợi thế về địa lý, nhiều năm gần đây, Yên Bái là mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư lớn góp mặt trong việc hình thành nên nhiều dự án tổ hợp, dịch vụ trung tâm thương mại, biệt thự liền kề, nhà hàng, khách sạn… Từ đó thúc đẩy thương mại địa phương phát triển.

Hạ tầng thương mại ngày càng hoàn thiện

Hiện nay, toàn tỉnh có 01 trung tâm thương mại hạng III, 02 siêu thị hạng III, 12 cửa hàng Vinmart+, 99 chợ, 120 cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu (trong đó có 04 cửa hàng xây dựng mới năm 2021), 532 cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng, 08 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, 150 cửa hàng tiện ích và 22.564 đơn vị kinh doanh thương mại dịch vụ.

Các loại hình kinh doanh thương mại văn minh như: siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, cửa hàng tự chọn ngày càng nở rộ. Cùng với chợ truyền thống, hệ thống cửa hàng thương mại cũng phát triển rộng khắp, phủ kín tới tận các thôn, làng vùng sâu, vùng xa, thực sự là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy giao thương hàng hóa. Tăng trưởng thương mại dịch vụ bình quân giai đoạn 1991 - 2020 nhờ đó đã đạt 16,79%/năm.

Song song với thương mại truyền thống, thương mại điện tử cũng đã từng bước đi vào cuộc sống, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 15 - 20% dân số tham gia mua sắm trực tuyến. Để thúc đẩy địa phương phát triển thương mại, Sở Công Thương đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định sửa đổi quy định giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại các chợ trên địa bàn tỉnh Yên Bái; tham mưu sửa đổi, bổ sung quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Yên Bái; Tham mưu thực hiện tốt Kế hoạch hành động chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 của Yên Bái, trong đó: thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh, đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp về thủ tục hải quản, thông tin thị trường xuất khẩu, tham mưu xây dựng báo cáo tình hình xuất nhập khẩu sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc, Ấn Độ phục vụ chương trình công tác của UBND tỉnh.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương triển khai thực hiện tốt công tác quản lý các mặt hàng kinh doanh có điều kiện: Chủ động nắm bắt tỉnh hình, đảm bảo cung ứng xăng dầu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng; quản lý tốt hoạt động cơ sở kinh doanh khí hóa lỏng. Triển khai tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023 trên địa bàn tỉnh Yên Bái; xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện thí điểm mô hình chợ 4.0 – chợ thanh toán không dùng tiền mặt năm 2023.

Yên Bái: Thương mại, dịch vụ tạo động lực phát triển kinh tế

Thúc đẩy thương mại điện tử Yên Bái phát triển

Thời gian qua, Sở còn triển khai xây dựng và được Bộ Công Thương phê duyệt 02 đề án thuộc Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2023, Chương trình phát triển thương mại điện tử Quốc gia năm với tổng kinh phí 825 triệu đồng. Trên cơ sở đó, Sở đã chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu xây dưng trình UBND tỉnh phê duyệt phân bổ kinh phí xúc tiến thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp, Công Thương tỉnh Yên Bái năm 2023 với tổng kinh phí 5 tỷ đồng. Trong đó, phân bổ Sở Công Thương tồng kinh phí 1.955 triệu đồng, đến nay hoàn thành các nội dung, kinh phí 988,4/1.955 triệu đồng. Đây là cơ sở quan trọng nhằm triển khai các giải pháp thúc đẩy thương mại địa phương phát triển.

Sở còn thực hiện cập nhật, đăng tải thường xuyên tin tức trên website của Sở tại địa chỉ sctyenbai.gov.vn, Quản trị, đăng tải, cập nhật các thông tin lên sàn giao dịch Thương mại điện tử sctyenbai.com; cập nhật thông tin sản phẩm OCOP được xét công nhận lên Sàn thương mại điện tử Yên Bái.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá nội địa và xuất nhập khẩu đều tăng

Với những giải pháp kể trên, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 06/2023 ước đạt 2.149,7 tỷ đồng, tăng 0,2% so với tháng trước, tăng 8,16% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng ước đạt 12.888,9 tỷ đồng, tăng 12,5% so cùng kỳ, bằng 50,5% kế hoạch năm (KH=25.500 tỷ đồng). Trong đó:

Tổng mức bán lẻ hàng hóa 6 tháng uớc đạt 10.794,8 tỷ đồng tăng 9,6% so với cùng kỳ; tăng 0,42% so với kịch bản 6 tháng, bằng 49,63% so với kế hoạch cả năm 2023.

Doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng uớc đạt 2.094,1 tỷ đồng tăng 30,1% so với cùng kỳ, tăng 13,38% so với kịch bản 6 tháng, bằng 55,84% kế hoạch năm.

Đối với xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu tháng 6/2023 ư­ớc đạt 29,02 triệu USD, tăng 5% so với tháng trước, tăng 1% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng ước đạt 151,7 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ, bằng 43,3% kế hoạch năm (KH=350 triệu USD).

Kim ngạch nhập khẩu tháng 6/2023 ước đạt 10 triệu USD, tăng 19% so với tháng trước. Lũy kế 6 tháng ước đạt 52 triệu USD, tăng 27% so cùng kỳ. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên phụ liệu may mặc, còn lại một số mặt hàng nhập khẩu là một số phụ liệu ngành gỗ.

Nhìn chung, trong 6 tháng đầu năm, hoạt động thương mại, dịch vụ tăng tăng khá so với cùng kỳ, vượt so với kịch bản 6 tháng, thị trường hàng hóa tương đối ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân; hoạt động xuất khẩu dần phục hồi trong quý II, những chưa đạt so với kịch bản 6 tháng, doanh nghiệp xuất khẩu nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn, do việc thiếu hụt các đơn hàng, nhu cầu một số thị trường xuất khẩu chính của tỉnh giảm do nhu cầu thị trường giảm, kinh tế phục hồi chậm.

Toàn tỉnh Yên Bái đang phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 7 phấn đấu đạt 2.120 tỷ đồng, quý III ước đạt 6.350 tỷ đồng. Xuất khẩu phấn đấu tháng 7 phấn đấu đạt 30 triệu USD trở lên, quý III ước đạt 90 triệu USD.

Yên Bái: Thương mại, dịch vụ tạo động lực phát triển kinh tế

Vincom là trung tâm thương mại lớn nhất Yên Bái

Tính chung cả giai đoạn 2021 – 2025, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ qua mạng lưới thương mại - dịch vụ văn minh, hiện đại đạt 15-17%/năm, tỷ trọng hàng hóa bán lẻ qua mạng lưới thương mại - dịch vụ văn minh, hiện đại chiếm khoảng 10-12% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội.

Phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 30.000 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 500 triệu USD, đưa thương mại - dịch vụ trở thành động lực để tạo lập và củng cố sự liên kết, bảo đảm đầu ra cho các ngành khác và tác động lan tỏa tới mọi lĩnh vực trong nền kinh tế của tỉnh Yên Bái.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

  • :
  • :