A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chế biến sâu: Đòn bẩy đưa nông sản Việt vươn xa

Đầu tư khoa học công nghệ, đẩy mạnh chế biến sâu là đòn bẩy để nâng tầm nông sản Việt, giúp vượt qua giới hạn tự nhiên, đáp ứng yêu cầu của thị trường toàn cầu.

Hướng tới xây dựng Sơn La thành trung tâm chế biến nông sản vùng Tây Bắc

Sơn La là một trong những vùng nông sản lớn nhất cả nước. Những năm qua, tỉnh chú trọng ngành công nghiệp chế biến sâu, hướng tới xây dựng Sơn La trở thành trung tâm chế biến nông sản vùng Tây Bắc.

Nghi lễ Khánh thành dây chuyền đồ hộp giấy Tetra Recart dành cho rau quả với công nghệ Thụy Điển đầu tiên tại Việt Nam

Nghi lễ Khánh thành dây chuyền đồ hộp giấy Tetra Recart dành cho rau quả với công nghệ Thụy Điển đầu tiên tại Việt Nam

Đến năm 2025 toàn tỉnh có 560 nhà máy, cơ sở chế biến nông sản (trong đó có 17 nhà máy, 543 cơ sở); có trên 40 kho lạnh, góp phần kéo dài thời gian bảo quản, giảm thất thoát sau thu hoạch giảm áp lực tiêu thụ sản phẩm quả tươi.

Nhờ tăng cường chế biến sâu, giá trị xuất khẩu nông sản Việt liên tục tăng trưởng, góp phần quan trọng trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, hoạt động chế biến nông sản ở địa phương vẫn gặp nhiều hạn chế khiến tình trạng nông sản được mùa, mất giá vẫn diễn ra.

Do đó, bên cạnh tổ chức lại sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Thanh Nam cho rằng, cần nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản sau thu hoạch, trong đó, các cơ quan quản lý và hợp tác xã cần tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp lớn để xây dựng hệ thống sơ chế, đóng gói, kho lạnh tại các hợp tác xã, tổ hợp tác và đại lý thu gom, bảo đảm chất lượng nông sản theo yêu cầu thị trường.

Hoàn thiện các mảnh ghép trong chế biến sâu

Hoàn thiện các mảnh ghép trong chế biến sâu, sáng ngày 2/7, Tetra Pak, tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực chế biến và đóng gói thực phẩm, hợp tác cùng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thực phẩm Đồng Giao (Doveco) chính thức khánh thành dây chuyền đồ hộp giấy Tetra Recart® dành cho rau quả với công nghệ Thụy Điển đầu tiên tại Việt Nam.

Ông Đinh Cao Khuê, Chủ tịch Doveco phát biểu tại sự kiện.

Ông Đinh Cao Khuê, Chủ tịch Doveco phát biểu tại sự kiện.

Ông Adolfo Orive, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của Tetra Pak, cho biết, việc ra mắt dây chuyền Tetra Recart® là một bước tiến có ý nghĩa với ngành thực phẩm Việt Nam. Thông qua công nghệ đóng gói hiện đại, chúng tôi hỗ trợ các nhà sản xuất trong nước nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện hiệu quả vận hành và đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao từ người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Đồng thời góp phần định hình tương lai ngành thực phẩm tại Việt Nam.

Dây chuyền mới sẽ đóng gói nhiều loại nông sản cao cấp của Việt Nam như ngô ngọt, nước ép dứa, các loại đậu... trong bao bì nhẹ, có thể tái chế. Các sản phẩm này sẽ có mặt tại các kênh bán lẻ trên toàn quốc từ ngày 2/7/2025, mang đến cho người tiêu dùng một lựa chọn bao bì hiện đại và bền vững.

Bên cạnh yếu tố công nghệ, việc triển khai dây chuyền này tại nhà máy lớn nhất của Doveco sẽ hỗ trợ tiêu thụ và xuất khẩu nông sản địa phương, cũng như tạo thêm các cơ hội việc làm và thúc đẩy chuỗi giá trị nông nghiệp của người nông dân và hợp tác xã tại Sơn La và các tỉnh lân cận.

Ông Đinh Cao Khuê, Chủ tịch Doveco cho biết, với công nghệ của Thụy Điển là giải pháp bao bì giấy này kéo dài hạn dùng mà không cần chất bảo quản hay làm lạnh; quy trình xử lý tốc độ cao kết hợp tiệt trùng nhiệt giữ trọn hương vị, cấu trúc và dinh dưỡng. Công suất 6.000 hộp/giờ tối ưu vận hành, giảm trọng lượng bao bì, cắt giảm chi phí và rác thải, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về sản phẩm tiện lợi, an toàn, bền vững.

Ký kết hợp tác giữa Doveco với các đối tác nước ngoài, nhà phân phối trong nước về việc hợp tác kinh doanh bán hàng.

Ký kết hợp tác giữa Doveco với các đối tác nước ngoài, nhà phân phối trong nước về việc hợp tác kinh doanh bán hàng.

Việc đưa vào vận hành dây chuyền đồ hộp giấy công nghệ Thụy Điển diễn ra trong bối cảnh ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ, dự kiến đạt quy mô 96,68 tỷ USD vào năm 2025 và tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kép hằng năm 6,74% đến năm 2030. Trong bối cảnh ngành thực phẩm và đồ uống liên tục thay đổi để đáp ứng nhu cầu về yếu tố tiện lợi, chất lượng và bền vững của người tiêu dùng, những đổi mới sẽ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình chuyển đổi này.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Nguyễn Thành Công đánh giá, sản phẩm đóng hộp giấy đạt được 3 yêu cầu rất lớn trong ngành hàng thực phẩm chế biến gồm: Môi trường; dây chuyền sản phẩm khép kín, chất lượng sản phẩm giữ nguyên đến 99%; chi phí đầu vào trong hộp giấy có thể cao hơn hộp sắt, nhưng trong tổng thể sản xuất thì sẽ giảm chi phí đầu vào, thuận lợi cho vận chuyển, củng cố niềm tin cho người dân, doanh nghiệp trong toàn chuỗi cung ứng.

“Dự kiến đưa ra 6-8 triệu hộp/năm trong sản xuất sẽ đưa ra hướng đi phát triển mới cho Doveco và cho Sơn La. Tỉnh cam kết đồng hành với doanh nghiệp xây dựng chuỗi sản xuất, phát triển Sơn La, nông nghiệp Sơn La theo hướng nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ và hướng tới kinh tế tuần hoàn”, ông Nguyễn Thành Công nói.

Lô hàng ngô ngọt đóng gói trong bao bì giấy Tetra Recart với công nghệ Thụy Điển đầu tiên tại Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Lô hàng ngô ngọt đóng gói trong bao bì giấy Tetra Recart với công nghệ Thụy Điển đầu tiên tại Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Dây chuyền đồ hộp giấy dành cho rau quả với công nghệ Thụy Điển đầu tiên tại Việt Nam trị giá 4 triệu USD chính thức đưa vào vận hành tại Doveco; đồng thời lô hàng ngô ngọt đóng gói trong bao bì giấy với công nghệ Thụy Điển đầu tiên tại Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản mở ra hướng đi mới cho ngành rau quả Việt Nam.

Các chuyên gia nhận định, diện tích sản xuất có thể không thay đổi, nhưng năng suất, chất lượng và mức độ chế biến sâu sẽ quyết định hiệu quả kinh tế. Việc đẩy mạnh chế biến sâu không chỉ giúp tăng giá trị xuất khẩu mà còn góp phần mở rộng thị trường, giảm phụ thuộc vào xuất khẩu thô và nâng cao khả năng thích ứng trước biến động của thị trường toàn cầu.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trưởng Trần Thanh Nam cho hay:

Ngành nông nghiệp xác định vấn đề quan trọng trong chuỗi cung ứng là vùng nguyên liệu phải có doanh nghiệp chế biến sâu, thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị. Việc Doveco khai trương dây chuyền mới hôm nay  (2/7) vào dịp những ngày đầu cả nước thực hiện chính quyền hai cấp, đây cũng là điểm nhấn để các địa phương, nhất là các xã mới rà soát, quy hoạch lại các vùng nguyên liệu.

Doveco đã góp phần cùng Sơn La tập trung tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng; đầu tư chế biến sâu để nâng cao giá trị hàng hoá; hỗ trợ cho bà con nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp; phát triển vùng nguyên liệu đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

  • :
  • :