A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phân cấp quản lý cho các Bộ, ban, ngành đảm bảo các quy định của Luật

Chiều 19/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Giá (sửa đổi). Cho ý kiến về dự án Luật, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, việc thay đổi phân công, phân cấp, phân quyền phải thực hiện theo nguyên tắc, không tùy tiện, vì vậy cần có đánh giá thực tiễn đầy đủ, đảm bảo các quy định của Luật phù hợp với thực tiễn.

Sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Tờ trình tại Phiên họp, trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Phú Cường nêu rõ, về phạm vi sửa đổi, Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách cho rằng, mặc dù vấn đề quản lý giá được đề cập chủ yếu tại Luật này, song trên thực tế, nhiều đạo luật khác cũng đang quy định một số nội dung về quản lý giá (như lĩnh vực đất đai, y tế, đấu thầu, xây dựng...).

Do vậy, Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách đề nghị Ban soạn thảo xác định rõ giới hạn phạm vi điều chỉnh của Luật này; mối quan hệ với các đạo luật liên quan theo hướng không trùng lắp, mâu thuẫn dẫn đến xung đột pháp luật. Việc quản lý giá trong một số lĩnh vực đặc thù như đất đai, y tế… sẽ được điều chỉnh bởi các luật khác như Luật Đất đai, Luật Khám chữa bệnh… Vì vậy, cần dẫn chiếu cụ thể để tạo sự minh bạch, dễ tiếp cận. 

Bên cạnh đó, về tính thống nhất của dự án Luật, Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách đề nghị xác định rõ nguyên tắc: các luật khác có thể quy định những vấn đề đặc thù, cụ thể thuộc lĩnh vực chuyên ngành liên quan đến quản lý giá, song cần tuân thủ các nguyên tắc chung được quy định tại Luật này. 

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, việc thay đổi phân công, phân cấp, phân quyền phải thực hiện theo nguyên tắc, không tùy tiện, vì vậy cần có đánh giá thực tiễn đầy đủ, đảm bảo các quy định của Luật phù hợp với thực tiễn.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, việc thay đổi phân công, phân cấp, phân quyền phải thực hiện theo nguyên tắc, không tùy tiện, vì vậy cần có đánh giá thực tiễn đầy đủ, đảm bảo các quy định của Luật phù hợp với thực tiễn.

Tham gia thảo luận về dự án Luật, đa số ý kiến các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với đề xuất sửa đổi Luật nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý trong lĩnh vực giá. Các đại biểu đánh giá cao cơ quan soạn thảo đã chuẩn bị công phu, hồ sơ dự án Luật tương đối đầy đủ theo quy định.

Các đại biểu nhất trí với đề xuất sửa đổi Luật nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá. Đồng thời, đề nghị Ban soạn thảo xác định rõ mối quan hệ với các đạo luật liên quan theo hướng không trùng lắp, mâu thuẫn, dẫn đến xung đột pháp luật. Bởi, việc quản lý giá trong một số lĩnh vực đặc thù như đất đai, y tế… sẽ được điều chỉnh bởi các luật khác như Luật Đất đai, Luật Khám bệnh, chữa bệnh…

Cũng có ý kiến cho rằng, phạm vi sửa đổi của Luật Giá có ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất, kinh doanh của nhiều ngành, liên quan đến nhiều Luật sẽ sửa đổi trong thời gian tới, vì vậy cần nghiên cứu, rà soát kỹ để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật.

Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát các quy định về quản lý nhà nước về giá, hạn chế việc phân công quá cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, vì những điều này thuộc thẩm quyền của Chính phủ, theo quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ.

Cho ý kiến về hồ sơ dự án Luật, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Chính phủ, cơ quan soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra rà soát kỹ lưỡng báo cáo tổng kết, đánh giá thi hành Luật Giá, đảm bảo những thay đổi trong dự thảo Luật cải thiện, giải quyết những tồn tại tương ứng đã nêu trong báo cáo tổng kết, tăng tính thuyết phục cho dự án Luật.

Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, sửa đổi Luật Giá là một dịp để đánh giá căn cơ về quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá. Trước đây, Bộ Tài chính phụ trách toàn bộ công tác này, bao gồm cả giá điện, giá thuốc, giá năng lượng, giá đất…

Hiện nay, Bộ Tài chính chỉ giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá, còn quản lý giá cụ thể thì phân cấp cho các Bộ, ban, ngành khác. Chủ tịch Quốc hội cho rằng đây là bước tiến quan trọng, thực tế cho thấy việc chuyển đổi này đem đến kết quả tích cực.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, tuy nhiên cần đánh giá thêm việc chuẩn bị tâm thế và lực lượng để thực hiện công tác điều hành giá ở các Bộ chuyên ngành, nhất là với những Bộ chưa có kinh nghiệm trong công tác này. Chủ tịch Quốc hội đề nghị rà soát lại đội ngũ thực hiện công tác quản lý nhà nước về giá, từ công tác tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện… từ đó đưa ra các điều chỉnh phù hợp.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, việc đánh giá phân công, phân cấp về thẩm quyền chưa thấu đáo, từ đó dẫn đến sửa đổi Luật chưa được thuyết phục, vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát kỹ điểm này.

Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, chúng ta đang hướng tới xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nên nguyên tắc là phải tôn trọng quy luật thị trường, tôn trọng quyền định đoạt về vấn đề giá cả của các tổ chức, cá nhân, chủ thể tham gia thị trường. Sự can thiệp của Nhà nước phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, để tránh xâm phạm quyền lợi của các chủ thể.

Vì vậy, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Chúng ta đang hướng tới xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nên nguyên tắc là phải tôn trọng quy luật thị trường, tôn trọng quyền định đoạt về vấn đề giá cả của các tổ chức, cá nhân, chủ thể tham gia thị trường. Sự can thiệp của Nhà nước phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, để tránh xâm phạm quyền lợi của các chủ thể”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ dự án Luật để trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 4.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ dự án Luật để trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 4.

Kết luận nội dung phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá Chính phủ đã cố gắng chuẩn bị dự án Luật Giá (sửa đổi). Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính – Ngân sách được đầu tư, xây dựng kỹ lưỡng, tuy nhiên, để đủ điều kiện trình Quốc hội, cần khẩn trương nghiên cứu tiếp thu ý kiến của Chủ tịch Quốc hội, ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lưu ý tập trung vào một số nội dung trọng điểm.

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra tiếp tục tổng kết, đánh giá kỹ lưỡng Luật hiện hành để kế thừa, phát huy những quy định đã áp dụng hiệu quả trong thực tiễn, đồng thời chỉ rõ những bất cập, hạn chế để hoàn thiện dự thảo Luật, đảm bảo việc quản lý giá chặt chẽ, hiệu quả, đảm bảo cơ sở pháp lý trong lĩnh vực giá, vận hành thông suốt nền kinh tế. Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị rà soát đánh giá kỹ tác động của từng chính sách sửa đổi, bổ sung, đảm bảo hiệu quả, khả thi, không gây khó khăn, vướng mắc, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, đảm bảo phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát các chương, điều khoản trong dự thảo Luật để đảm bảo quản lý, điều hành giá nhất quán theo cơ chế thị trường, tôn trọng quyền quyết định giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan chi phối sự hình thành và vận động của giá cả thị trường, đảm bảo việc quản lý điều tiết của Nhà nước về giá để khắc phục hạn chế, tiêu cực của thị trường với biện pháp phù hợp, chủ yếu bằng các biện pháp gián tiếp vĩ mô, phù hợp với các cam kết quốc tế.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo cơ quan soạn thảo tiếp thu đầy đủ ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ dự án Luật để trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 4 sắp tới.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

  • :
  • :