A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chính phủ báo cáo gì với Quốc hội về vật liệu xây dựng làm cao tốc?

Cùng với việc hoàn thành thủ tục gia hạn, nâng công suất các mỏ hiện có, Chính phủ đã chỉ đạo trong năm 2023 phải hoàn thiện thủ tục để các nhà thầu khai thác được các mỏ theo cơ chế đặc thù phục vụ dự án cao tốc trọng điểm quốc gia

Chính phủ vừa có báo cáo gửi Chính phủ về tình hình thực hiện Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2 (2021-2025) theo Nghị quyết số 44/2022/QH15 của Quốc hội. Trong báo cáo của Chính phủ, nội dung đáng chú ý là công tác khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng để làm cao tốc.

Chính phủ báo cáo gì với Quốc hội về vật liệu xây dựng làm cao tốc? - Ảnh 1.

Đẩy nhanh tiến độ cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng cao tốc Bắc - Nam phía Đông

Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 có tổng chiều dài khoảng 729 km, chia làm 1 2 dự án thành phần, gồm các đoạn Hà Tĩnh - Quảng Trị (267 km), Quảng Ngãi - Nha Trang (353 km) và Cần Thơ - Cà Mau (109 km); quy mô đầu tư phân kỳ 4 làn xe, sơ bộ tổng mức đầu tư 146.990 tỉ đồng, đi qua địa phận 12 tỉnh, thành. Dự án cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác vận hành từ năm 2026

Theo Chính phủ, đối với 10 dự án thành phần đoạn từ tỉnh Hà Tĩnh đến tỉnh Khánh Hòa, tổng nhu cầu vật liệu đá cần khoảng 17,93 triệu m3, lấy từ 90 mỏ đang khai thác với tổng trữ lượng 167,7 triệu m3, tổng công suất khai thác hiện nay khoảng 10,47 triệu m3/năm.

Về cơ bản, khả năng cung ứng của các mỏ đang khai thác đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, trữ lượng, bảo đảm tiến độ dự án. Tuy nhiên, một số mỏ cần nâng công suất khai thác để đáp ứng tiến độ thi công khi đồng loạt triển khai vào cùng một thời điểm.

Tổng nhu cầu vật liệu cát cho dự án cần khoảng 9,93 triệu m3, trong đó 4,74 triệu m3 được sử dụng từ 77 mỏ đang khai thác với tổng trữ lượng khoảng 10,69 triệu m3, tổng công suất khai thác khoảng 1,66 triệu m3/năm và cần phải nâng công suất khai thác mới đáp ứng nhu cầu.

Tổng nhu cầu vật liệu đất cho dự án cần khoảng 49,55 triệu m3, trong đó 2,7 triệu m3 được sử dụng từ 21 mỏ đang khai thác với tổng trữ lượng khoảng 10,33 triệu m3, tổng công suất khai thác khoảng 3,03 triệu m3/năm, công suất khai thác cơ bản đáp ứng yêu cầu; đối với vật liệu đất đắp còn thiếu, hồ sơ mỏ vật liệu đã xác định cần khai thác 46,85 triệu m3 từ 74 mỏ chưa khai thác có tổng trữ lượng 64,07 triệu m3.

Đối với 2 dự án thành phần đoạn từ TP Cần Thơ đến Cà Mau, tổng nhu cầu vật liệu đá cho các dự án cần khoảng 1,35 triệu m3, đất đắp khoảng 1,5 triệu m3 lấy từ các mỏ đang khai thác trong khu vực với khả năng cung ứng đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, trữ lượng, bảo đảm tiến độ yêu cầu.

Để bảo đảm đủ nguồn cát cho các dự án thành phần triển khai thi công bảo đảm tiến độ yêu cầu, Thủ tướng đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì rà soát nguồn cát trong khu vực để điều phối chung cho các dự án triển khai trong khu vực, chỉ đạo các địa phương có nguồn vật liệu cát.

Cụ thể, trong tháng 9-2023 phải hoàn thành thủ tục gia hạn, nâng công suất các mỏ hiện có hoặc đã hết hạn nhưng vẫn còn trữ lượng (nhất là các mỏ trên địa bàn tỉnh An Giang) để cung cấp cho các dự án cao tốc.

Trong năm 2023 phải hoàn thiện thủ tục để các nhà thầu khai thác được các mỏ theo cơ chế đặc thù đối với tất cả mỏ vật liệu phục vụ dự án cao tốc trọng điểm quốc gia theo đúng Nghị quyết của Quốc hội; tiếp tục rà soát các mỏ vật liệu trên địa bàn, đánh giá khả năng khai thác để có phương án cung cấp cho các dự án giao thông trọng điểm, giải quyết tình trạng thiếu hụt vật liệu san lấp tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép kéo dài thời gian thực hiện cơ chế đặc thù trong khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đến hết năm 2024 do hầu hết các dự án đều đang gặp khó khăn về nguồn vật liệu, đặc biệt là nguồn cát đắp nền khu vực đồng bằng sông Cửu Long.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

  • :
  • :