A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tỷ giá giảm mạnh, Kho bạc Nhà nước muốn mua thêm 100 triệu USD từ ngân hàng thương mại

Ngày 11/09/2024, Kho bạc Nhà nước thông báo nhu cầu mua ngoại tệ từ ngân hàng thương mại đợt 3 với khối lượng dự kiến 100 triệu USD. Đây là loại hình giao ngay, thực hiện vào ngày 12/09 và dự kiến thanh toán ngày 16/09.

Đây là đợt mua ngoại tệ lần thứ 3 kể từ đầu năm của Kho bạc Nhà nước. Trước đó, ngày 22/05/2024, Kho bạc Nhà nước cũng chào mua ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại với khối lượng100 triệu USD. Trong đợt mua thứ hai vào ngày 06/09/2024, Kho bạc đã mua 150 triệu USD. 

Nếu lấy giá mua USD niêm yết tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước ngày 12/09 (23,400 VND/USD), số tiền Kho bạc Nhà nước dự kiến chi ra để thực hiện giao dịch lần này khoảng 2,340 tỷ đồng.

Đợt chào mua ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước diễn ra trong bối cảnh tỷ giá USD liên ngân hàng, tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại và tỷ giá tự do đều đồng loạt giảm sâu trước thềm cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 17-18/09.

Sáng 12/09, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại NHNN công bố ở mức 24,187, giảm 25 đồng so với phiên 11/09. Trên thị trường thế giới, USD-Index (DXY) hiện ở mức 101.75 điểm, tăng 0.07% so với ngày 11/09/2024.

USD-Index từ đầu năm đến nay

Nguồn: Investing.com

Tỷ giá USD niêm yết tại các ngân hàng thương mại cũng liên tục lao dốc. Giá bán USD niêm yết tại các ngân hàng dao động trong khoảng 24,355 đồng/USD, trong khi mua vào ở mức 24,725 đồng/USD. Tính từ đầu tháng 8 đến nay, giá USD tại các ngân hàng đã giảm hơn 2%.

Vietcombank mua vào còn 24,380 - 24,410 đồng, bán ra còn 24,725 đồng. VietinBank mua vào 24,420 đồng/USD và bán ra 24,760 đồng/USD. Trong khi đó, Agribank thông báo từ 24,400-24,740 đồng/USD cho chiều mua - bán.

Giảm áp lực tỷ giá

Dưới góc độ ngân hàng, đại diện MB cho biết sau khi có động thái từ Fed về việc giảm lãi suất, tỷ giá đã giảm và thanh khoản trên thị trường cũng tốt hơn. Với tình hình chung của nền kinh tế hiện nay, tỷ giá đã giảm, giúp giảm áp lực lên lạm phát và giảm áp lực trên các nhà nhập khẩu, nhà sản xuất.

Trên thị trường tiền tệ, thanh khoản cũng tốt hơn. NHNN có nhiều dư địa để điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt hơn từ nay đến cuối năm.

Áp lực tỷ giá giảm sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại có nguồn vốn rẻ hơn và giảm áp lực về thanh khoản, từ đó cung cấp tín dụng cho người dân và doanh nghiệp với mức lãi suất phù hợp hơn.

PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân - Giảng viên cấp cao Đại học Kinh tế TPHCM nhận định thông thường, theo yếu tố mùa vụ vào cuối quý 3 - đầu quý 4, nhu cầu ngoại tệ thường tăng do nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho đơn hàng xuất khẩu cuối năm, do đó tỷ giá có thể tăng, nhưng vẫn ổn định. Nguồn cung ngoại tệ năm nay khá tốt và NHNN đang điều hành chính sách chủ động, linh hoạt, hợp lý tránh đầu cơ tỷ giá.

Ông Suan Teck Kin - Giám đốc Khối Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB cũng nhận định do tỷ giá hiện đã giảm nên NHNN giảm bớt áp lực về điều hành tỷ giá và có thể giữ nguyên lãi suất ở mức cao để giải quyết các lo ngại về lạm phát. Đồng Việt Nam được dự báo tiếp tục tăng giá. VND bắt đầu tăng giá trở lại mức mạnh hơn là 25,000 đồng so với USD. Tỷ giá có thể tăng dần lên mức 24,100 VND/USD vào quý 2/2025.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
  • :
  • :