A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngân hàng Nhà nước nêu 5 giải pháp phát triển thị trường bất động sản

Phát biểu khai mạc hội nghị Tín dụng đối với bất động sản và phát triển nhà ở xã hội ngày 13-11, tại Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng nêu bật những khó khăn đối với thị trường bất động sản cũng như những giải pháp đã triển kha

Thống đốc nhấn mạnh 3 nội dung chính cần tập trung bàn thảo: Đánh giá thị trường bất động sản (BĐS), nêu các giải pháp tháo gỡ; đánh giá và nêu giải pháp tháo gỡ khó khăn về tín dụng, lãi suất.

Ngân hàng Nhà nước nêu 5 giải pháp phát triển thị trường bất động sản - Ảnh 1.

Hội nghị do Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đồng chủ trì. Ảnh chụp màn hình

Đặc biệt, các bên trao đổi thúc đẩy gói tín dụng 120 ngàn tỉ đồng từ nguồn lực của ngân hàng cho vay với người thu nhập thấp, công nhân với lãi suất thấp hơn từ 1,5% đến 2% so với lãi suất cho vay bình quân của 4 ngân hàng thương mại nhà nước.

Bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế thuộc NHNN, cho biết đến nay, mặt bằng lãi suất đã có xu hướng giảm, lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới bằng VND giảm khoảng 2,0% so với cuối năm 2023. Dự kiến mặt bằng lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Đến ngày 31-10-2023, tín dụng đối với nền kinh tế đạt hơn 12,8 triệu tỉ đồng, tăng 7,39% so với cuối năm 2022.

Đến 30-9-2023, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực BĐS đạt 2,74 triệu tỉ đồng, tăng 6,04% so với 31-12-2022, chiếm tỉ trọng 21,46% tổng dư nợ đối với nền kinh tế. Trong đó, tín dụng BĐS tập trung vào mục đích tiêu dùng tự sử dụng chiếm 64% và dư nợ đối với hoạt động kinh doanh BĐS chiếm tỉ trọng 36% dư nợ tín dụng lĩnh vực BĐS.

Tuy nhiên, trong 9 tháng đầu năm, tín dụng kinh doanh BĐS lại có sự tăng trưởng cao hơn tỉ lệ tăng trưởng tín dụng chung và cùng kỳ năm trước, cho thấy các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường BĐS đang dần phát huy hiệu quả.

Bà Hà Thu Giang nhấn mạnh hiện nay, thị trường BĐS vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong đó có nhiều tồn tại, vướng mắc đã kéo dài như: Vướng mắc về hệ thống thủ tục pháp lý liên quan đến đất đai, quy hoạch, đầu tư xây dựng; sự mất cân đối cung cầu tại các phân khúc, dư thừa nhà ở cao cấp, biệt thự trong khi nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ còn hạn chế.

Nhu cầu của thị trường tại một số phân khúc đang có sự sụt giảm mạnh, năng lực tài chính của doanh nghiệp còn hạn chế và phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn huy động từ bên ngoài như vốn vay, trái phiếu, huy động của người mua nhà. Các kênh huy động vốn khác chưa thực sự phát huy hiệu quả, nhất là thị trường vốn (thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán) đang tồn tại một số vấn đề và chưa phát triển tương xứng với vai trò cung ứng vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế; mặt bằng giá nhà ở cao so với khả năng tài chính và mức thu nhập của nhiều người dân…

Đại diện NHNN nêu 5 giải pháp triển khai thời gian tới đối với thị trường BĐS

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng. Hiện NHNN đang khẩn trương rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Thông tư 03 và Thông tư 06 để kịp thời ban hành các văn bản sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn thị trường, tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế, đảm bảo an toàn hệ thống.

Tiếp tục chỉ đạo TCTD thực hiện các giải pháp để nâng cao khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân; tiếp tục triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn theo Thông tư 02/2023.

Theo dõi, bám sát tình hình triển khai Chương trình 120.000 tỉ đồng để phối hợp với Bộ Xây dựng xem xét, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh thực hiện Chương trình, góp phần thúc đẩy việc đầu tư, xây dựng cũng như mua nhà ở xã hội của người dân

Tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành để hoàn thiện các quy định pháp lý nhằm hỗ trợ thị trường BĐS phát triển bền vững đồng thời kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hoạt động của TCTD

Tăng cường công tác, giám sát; phòng, chống, ngăn ngừa các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng; bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

  • :
  • :