A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Doanh nghiệp dệt may: "Đắt hàng" trong năm mới

Kho cảng PV GAS Vũng Tàu (Kho cảng Thị Vải - KCTV), là kho cảng chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), xăng nhẹ (condensate) lớn nhất Việt Nam, được quản lý và điều hành bởi Công ty Chế biến Khí Vũng Tàu (KVT) - đơn vị trực thuộc Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS). Trải qua chặng đường 20 năm hình thành và phát triển, Kho cảng PV GAS Vũng Tàu đã đạt được những kết quả rất đáng tự hào và hướng tới những cơ hội phát triển mới trong thời gian tới.

Dồi dào đơn hàng xuất khẩu

Thời điểm hiện tại, lao động của Tổng công ty May 10-CTCP đang nỗ lực tăng ca sản xuất nhằm đảm bảo tiến độ các đơn hàng đã ký cho quý I/2022 và một số đơn hàng đã ký đến quý II/2022. Ông Thân Đức Việt - Tổng giám đốc May 10 - cho biết: Từ nay đến hết tháng 1/2022, với lượng đơn hàng sẵn có, dốc sức sản xuất, công ty có thể hoàn thành thành luôn nhiệm vụ của quý I/2022.

"Chúng tôi rất mong công tác phòng, chống dịch Covid-19 được thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 128 của Chính phủ, giúp doanh nghiệp "dễ thở" hơn, hạn chế tối đa tình trạng gián đoạn sản xuất, từng bước thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2022" - ông Thân Đức Việt bày tỏ.

Doanh nghiệp dệt may:

Doanh nghiệp dệt may nỗ lực cho mục tiêu tăng trưởng

May 10 là một trong số DN dệt may về đích năm 2021 với mức tăng trưởng dương (17%) so với năm 2020. Ngoài yếu tố thị trường, chính sách chăm sóc người lao động tốt là yếu tố quan trọng giúp DN thành công vượt dịch. Năm 2021, thu nhập của người lao động tăng khoảng 8,5% so với năm 2020. Chính sách lao động tốt giúp công ty tự tin trong việc tuyển dụng khoảng 3.000 công nhân mới phục vụ 3 dự án bắt đầu hoạt động từ năm 2022 tại Thanh Hóa, Thái Bình, Quảng Bình.

Theo ông Trần Như Tùng - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công, đơn hàng không thiếu nhưng nhiều DN dệt may không dám nhận đơn hàng do lao động không ổn định, không chủ động được sản xuất, có khả năng DN phải giao hàng bằng đường hàng không với chi phí rất lớn. "Tốc độ sản xuất dù được cải thiện sau dịch và người lao động đã trở lại làm việc nhưng chi phí đầu vào tăng cao nên vẫn rất khó khăn cho DN" - lãnh đạo Thành Công cho hay.

Thay đổi cơ cấu sản phẩm theo nhu cầu

Cùng nỗi lo với Thành Công, ông Cao Hữu Hiếu - Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) - chia sẻ, tất các đơn vị may của tập đoàn đã đủ đơn hàng đến hết quý I/2022, nhiều đơn vị đã có đến quý III/2022. Tuy nhiên, một số đơn vị chưa muốn nhận đơn thêm, bởi giá gia công đang dao động và có nhiều khách hàng để lựa chọn. Mặt khác, đơn hàng của năm 2022 đã thay đổi với sự "lên ngôi" của mặt hàng dệt kim. Do vậy, các DN dệt may cần thay đổi cơ cấu mặt hàng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, cũng là một giải pháp để nhận được nhiều hơn đơn hàng xuất khẩu.

Thị trường dệt may năm 2022 dù được nhận định sẽ khởi sắc, tuy nhiên, tổng cầu dự báo sẽ không tăng nhiều, trong khi đó, các quốc gia cạnh tranh với dệt may Việt Nam đều đang nỗ lực để tăng thị phần xuất khẩu. Đặc biệt, Trung Quốc đã phê duyệt kế hoạch 5 năm lần thứ 14 dành riêng cho ngành dệt may và đặt ra mục tiêu rất tham vọng khi giữ vững và mở rộng thị phần ở những phân khúc có giá trị gia tăng cao nhất; hướng đến đổi mới công nghệ và đạt mục tiêu phát triển bền vững. Điều đó tạo nên sức ép của dệt may Việt Nam trong năm mới. Cùng đó, chi phí vận tải tăng cao, tình trạng thiếu container vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt...

"Với thách thức đó, các DN tìm hướng khắc phục thông qua trao đổi với khách hàng để chia sẻ chi phí về vận tải" - đại diện Vinatex nói. Một số nhãn hàng trên thế giới dự kiến năm 2022 tăng giá bán lẻ nhằm san sẻ bớt gánh nặng chi phí vận tải cho người tiêu dùng, hy vọng sẽ đỡ một phần khó khăn cho DN sản xuất.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam đưa ra 3 kịch bản cho xuất khẩu dệt may Việt Nam năm 2022, trong đó, kịch cao nhất đạt 42,5 - 43,5 tỷ USD, trung bình 40 - 41 tỷ USD, thấp nhất 38 - 39 tỷ USD.
Việt Nga

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
  • :
  • :