A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Làn sóng bán tháo trái phiếu toàn cầu “cực kỳ nguy hiểm” với thị trường chứng khoán

Làn sóng bán tháo ngày càng dữ dội đang gây áp lực nặng trĩu lên nền kinh tế toàn cầu và gây nguy hại tới thị trường cổ phiếu.

Đây là nhận định của David Neuhauser, Giám đốc đầu tư tại quỹ đầu cơ Livermore Partners, trong ngày 27/10.

Kỷ nguyên lãi suất cao đẩy lợi suất trái phiếu tăng vọt, kéo giảm lợi suất cho nhà đầu tư cổ phiếu và làm đảo lộn hiện trạng của 25 năm vừa qua, ông David Neuhauser chia sẻ.

Khi được hỏi bức tranh cổ phiếu đáng ngại ra sao, ông trả lời: “Tôi nghĩ đây là thời điểm cực kỳ nguy hiểm. Chúng ta đang ở trong thế giới rủi ro và trái ngược so với trước đây. Trong gần 15 năm, trái phiếu trong thị trường giá lên và lãi suất thì âm trong vài năm”, ông Neuhauser cho biết.

“Diễn biến đó đã thẩm thấu trong nền kinh tế toàn cầu, trong đó giá nhà ở mức phải chăng, xe hơi cũng phải chăng và người dân cũng quen với môi trường lãi suất thấp hơn nhiều”.

* Trung Quốc: Thị trường chứng khoán bị bán tháo, nhà đầu tư sản phẩm phái sinh có thể lỗ nặng

* Trái phiếu toàn cầu bị bán tháo, lợi suất 30 năm ở Mỹ chạm mốc 5%

Môi trường lãi suất thấp giờ đã bị đảo ngược khi các NHTW đẩy mạnh nâng lãi suất để chống lạm phát. Từ đó, đẩy lợi suất trái phiếu lên cao hơn và làm hao hụt tiền ngân sách của Chính phủ Mỹ khi phải trả lãi suất cao hơn.

Trên thị trường trái phiếu Chính phủ Mỹ - một thành phần trong hệ thống tài chính toàn cầu, lợi suất trái phiếu đã lên mức cao chưa từng thấy kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008. Ở Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, lợi suất trái phiếu đã chạm mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng nợ ở Eurozone năm 2011. Tại Nhật Bản, lãi suất chính sách vẫn dưới mức 0%, nhưng lợi suất trái phiếu vẫn tăng lên cao nhất kể từ năm 2013.

“Tôi nghĩ bối cảnh này sẽ gây ra rất nhiều niềm đau cho nền kinh tế trong thời gian tới”, Neuhauser chia sẻ.

Phe gấu nổi lên trên thị trường trái phiếu

Tình trạng mất cân bằng tài khóa đã thổi làn gió mới cho phe gấu trên thị trường trái phiếu, với lãi suất nhiều khả năng sẽ cao hơn trong khoảng thời gian dài hơn, vị chuyên gia quản lý quỹ đầu cơ cho biết.

“Hiện tại bạn sẽ thấy trên thị trường trái phiếu, phe gấu đã trở lại một lần nữa và họ đang dẫn dắt thị trường ngày nay”, Neuhauser nhận định.

Các NHTW đã phát tín hiệu lãi suất không sớm giảm trở lại. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tái khẳng định quan điểm này trong ngày 26/10 khi ra quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 4%, còn Fed được dự báo giữ nguyên lãi suất ở mức 5.25%-5.5% trong tuần này.

Neuhauser cho biết lãi suất cao hơn sẽ gây áp lực cho người tiêu dùng và doanh nghiệp. “Tôi nghĩ lãi suất cao sẽ gây áp lực lên thị trường tín dụng và người tiêu dùng”, ông nói.

Các doanh nghiệp với nợ cao cũng sẽ chịu áp lực khổng lồ và chi phí tái tài trợ cao, ông Neuhauser cho biết. “Rồi thì xu hướng giảm của nền kinh tế sẽ hình thành và gây tổn thương tới thị trường chứng khoán, điều này đã diễn ra tại thời điểm này”, ông nói thêm.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

  • :
  • :