Mỹ áp thuế đối ứng sẽ mang đến nhiều khó khăn trong ngắn hạn cho ngành năng lượng Việt Nam
Trao đổi với PetroTimes, TS Nguyễn Quốc Thập - Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam cho rằng, tuy lĩnh vực năng lượng không thuộc nhóm các mặt hàng chịu ảnh hưởng nặng nề từ chính sách thuế đối ứng của Mỹ, nhưng cũng chịu tác động và ảnh hưởng nhất định đến hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
PV:Mới đây, Mỹ đã công bố chính sách thuế đối ứng với các quốc gia, trong đó có Việt Nam (mức thuế suất đang trong quá trình đàm phán). Theo ông, nếu thuế đối ứng này được thực thi sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến ngành năng lượng?
TS Nguyễn Quốc Thập: Theo tôi, chính sách thuế đối ứng của Mỹ thực sự là một “cú sốc” đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Tuy lĩnh vực năng lượng không thuộc nhóm các mặt hàng chịu ảnh hưởng nặng nề từ chính sách này, nhưng cũng chịu tác động và ảnh hưởng nhất định đến hoạt động SXKD của các doanh nghiệp năng lượng. Một trong những tác động tức thời dễ nhận thấy là khi xuất khẩu sụt giảm, nhiều doanh nghiệp/nhà máy sản xuất phục vụ thị trường Mỹ phải thu hẹp quy mô hoặc ngừng hoạt động, dẫn đến sự suy giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng nội địa (gồm than, điện và các loại nhiên liệu khác như xăng dầu, khí...) dẫn đến các tập đoàn/doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng như Petrovietnam, EVN, TKV... có thể sẽ chịu áp lực tài chính khi doanh thu sụt giảm do các nguyên nhân nêu trên, trong khi đó các chi phí vận hành cố định vẫn giữ nguyên.Giới quan sát đồng tình rằng đến một thời điểm, xe điện (EV) sẽ thống trị toàn bộ thị trường ôtô. Câu hỏi đặt ra là khi nào. Theo ước tính của hãng nghiên cứu thị trường IDTechEX, EV có thể chiếm 20% thị trường toàn cầu vào năm 2030 và lên đến 80% năm 2040.
![]() |
Ngoài ra, nếu tỷ giá USD/VND biến động theo chiều bất lợi, chi phí nhập các nguồn nhiên liệu phục vụ cho SXKD, nền kinh tế như than, xăng dầu, khí thiên nhiên (LNG, LPG...) có thể tăng, khiến chi phí giá thành của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng như sản xuất điện, sản xuất và kinh doanh xăng dầu sẽ bị đẩy lên cao, làm giảm hiệu quả của các doanh nghiệp.
![]() |
Bên cạnh đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có thể bị chững lại do tác động bởi chính sách thuế của Mỹ. Trong bối cảnh thương mại bất định, nhiều nhà đầu tư sẽ trì hoãn các quyết định mới, nhất là các dự án trong lĩnh vực năng lượng (như các dự án thăm dò, khai thác dầu khí, dự án chế biến dầu khí, dự án nguồn điện theo mô hình BOT/IPP... với yêu cầu dòng vốn lớn và có thời gian hoàn vốn dài). Nguyên nhân là do nhà đầu tư lo ngại về hiệu suất, nhu cầu tăng trưởng không như dự báo ban đầu và điều này ảnh hưởng tiêu cực đến tính khả thi của dự án trong lĩnh vực năng lượng. Đặc biệt là những dự án nhập khẩu thiết bị và công nghệ cũng đang đối mặt với rủi ro chi phí gia tăng do tỷ giá và lạm phát, tiến độ triển khai các dự án có thể bị kéo dài.
PV:Vậy ngành năng lượng Việt Nam cần phải làm gì để giảm thiểu tác động từ chính sách áp thuế đối ứng của Mỹ, thưa ông?
TS Nguyễn Quốc Thập: Như tôi đã phân tích ở trên, đó chỉ là những tác động, ảnh hưởng tương đối nặng nề trong ngắn hạn đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ngành năng lượng nói riêng. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để Việt Nam mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp Mỹ theo hướng đôi bên cùng có lợi.
Việc nhập khẩu LNG, tuabin và các thiết bị điện từ Mỹ không chỉ giúp giảm thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ mà còn cho phép các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng tiếp cận công nghệ mới, hiện đại. Các tập đoàn lớn của Mỹ như AES, GE, ExxonMobil hoàn toàn có thể đầu tư sâu hơn vào các dự án điện khí, điện gió, đầu tư khai thác các nguồn năng lượng mới, phát triển các mô hình tiên tiến về quản lý năng lượng như lưu trữ năng lượng, điện hạt nhân... Bên cạnh đó, Việt Nam và các doanh nghiệp có thể chủ động đa dạng hóa đối tác quốc tế bằng cách tăng cường hợp tác với Nhật Bản, EU, Trung Đông... để phát triển các dự án năng lượng.
![]() |
Đồng thời, một số chính sách và quy hoạch hiện tại trong lĩnh vực năng lượng có thể rà soát và được điều chỉnh cho phù hợp hơn với thực tế mới; tăng cường khai thác khí nội địa và khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả...
![]() |
Tựu chung lại, chính sách tăng thuế nhập khẩu của Mỹ mang đến nhiều khó khăn trong ngắn hạn cho ngành năng lượng Việt Nam. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng có chiến lược thích ứng linh hoạt, cùng với việc thích ứng và cải cách chính sách của Chính phủ, đây sẽ là cơ hội để cơ cấu lại ngành năng lượng theo hướng tự chủ, hiệu quả và bền vững hơn. Sự kết hợp giữa cải cách chính sách, cơ chế quản lý doanh nghiệp linh hoạt, mở rộng hợp tác quốc tế và chuyển đổi sang mô hình phát triển xanh sẽ là chìa khóa giúp Việt Nam nói chung và lĩnh vực năng lượng nói riêng không chỉ vượt qua thách thức hiện tại mà còn tạo nền tảng vững chắc cho tương lai.
PV: Vừa qua, Chính phủ ưu đãi với thuế suất thuế nhập khẩu mặt hàng khí tự nhiên dạng hóa lỏng (LNG) giảm từ 5% xuống 2%. Theo ông, điều này có tác động như thế nào đến chuyển dịch năng lượng xanh?
TS Nguyễn Quốc Thập: Chuyển dịch năng lượng đang diễn ra nhanh chóng trên toàn cầu theo hướng giảm tỷ lệ dầu và than, tăng tỷ lệ khí (bao gồm các sản phẩm chế biến từ khí như LNG, LPG) và năng lượng không phát thải carbon theo hướng chuyển đổi xanh, sạch, giảm phát thải nhằm hướng đến mục tiêu trung hòa carbon... Tất nhiên, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Điều này đã và đang làm thay đổi nhanh chóng thị trường năng lượng thế giới nói chung, cũng như xu thế hình thành, phát triển và hoạt động trong tương lai của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, trong đó có Việt Nam. Việc nhập khẩu LNG để đáp ứng nhu cầu về nhiên liệu cho nền kinh tế, nhằm hướng đến mục tiêu phát triển xanh như cam kết của Chính phủ Việt Nam trong giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 là tất yếu. Do vậy, việc giảm thuế nhập khẩu LNG từ 5% xuống 2% có tác động rất tích cực đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp và nền kinh tế, do giá nhiên liệu đầu vào cho sản xuất sẽ có giá thành thấp hơn giúp doanh nghiệp giảm chi phí, gia tăng hiệu quả trong hoạt động, từ đó góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng xanh, sạch một cách tích cực hơn như cam kết của Chính phủ trong việc đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Chính phủ và nhà đầu tư, cũng như trong việc bảo vệ môi trường.
![]() |
PV: Hiện nay, việc chuyển đổi nhiên liệu hóa thạch sang các dạng nhiên liệu xanh, sạch, thân thiện với môi trường như LNG còn nhiều thách thức. Vậy theo ông, cần chính sách gì để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch năng lượng này?
TS Nguyễn Quốc Thập: Trong thời gian qua, hệ thống các cơ chế chính sách về phát triển năng lượng nói chung, trong đó có các chính sách về năng lượng tái tạo, năng lượng mới góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang ngày càng được hoàn thiện hơn theo hướng tạo cơ sở hành lang pháp lý, giảm bớt các thủ tục, tháo gỡ các khó khăn, rào cản, nút thắt để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển nói chung, cũng như thúc đẩy các doanh nghiệp có tầm nhìn chiến lược dài hạn trong hoạt động SXKD của mình, đó là thực hiện chuyển dịch năng lượng theo hướng chuyển đổi sử dụng từ nhiên liệu hóa thạch sang các dạng nhiên liệu xanh, sạch thân thiện với môi trường như sản phẩm LNG... là một xu thế tất yếu.
![]() |
Tuy nhiên qua theo dõi, Hội Dầu khí Việt Nam cho rằng hiện vẫn còn một khoảng trống pháp lý để khuyến khích và tạo thuận lợi hơn nữa cho quá trình chuyển dịch năng lượng của các doanh nghiệp, đó là: những chính sách mang tính minh bạch và rõ ràng hơn (như về cơ chế giá đầu vào/đầu ra, thuế, đất đai, thủ tục đầu tư, nhập khẩu...) giúp cho các doanh nghiệp có cam kết và lộ trình rõ ràng, cụ thể trong triển khai các dự án đầu tư, từ đó góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch năng lượng.
Với tình hình trên, ông có lời khuyên nào dành cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong ngành năng lượng tại Việt Nam?
TS Nguyễn Quốc Thập: Như đã nêu ở trên, việc Mỹ áp thuế đối ứng với Việt Nam (mức thuế suất vẫn đang trong quá trình đàm phán) sẽ có ảnh hưởng và tác động nhất định đến các doanh nghiệp/nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam, nhưng chỉ là trong ngắn hạn. Với sự linh hoạt thích ứng và sự điều hành nhạy bén của Chính phủ và các Bộ, ngành, các chính sách đảm bảo cho nền kinh tế Việt Nam phát triển và phát triển bền vững trong tình hình mới sẽ được quan tâm và ngày một hoàn thiện hơn. Trong đó có các cơ chế chính sách trong lĩnh vực năng lượng như hỗ trợ chuyển dịch năng lượng, tái định hình cơ cấu tiêu thụ năng lượng trong tình hình mới... nhằm tạo điều kiện hơn nữa, cũng như tháo gỡ các khó khăn, thách thức cho các doanh nghiệp/nhà đầu tư nói chung và doanh nghiệp/nhà đầu tư hoạt động trong ngành năng lượng nói riêng. Do vậy, bên cạnh các thách thức, vẫn có không ít cơ hội, thời cơ cho các doanh nghiệp/nhà đầu tư trong ngành năng lượng yên tâm đầu tư lâu dài tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, tôi cho rằng các doanh nghiệp/nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng cần chủ động hơn nữa để nắm bắt cơ hội, thời cơ, cập nhật về cơ chế chính sách, cũng như cải thiện công tác quản trị của mình trong điều hành hoạt động SXKD, hoạt động đầu tư trong lĩnh vực năng lượng nhằm đáp ứng và đạt hiệu quả cao hơn trong bối cảnh, tình hình mới đang diễn ra nhanh chóng trên toàn cầu.
PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!
![]() |
Nội dung: Mạnh Tưởng Đồ họa: Quang Huy |