TotalEnergies: Phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu (Kỳ I)
Hiện các cam kết của TotalEnergies SE (Công ty) dựa trên các giá trị được xác định trong Quy tắc ứng xử và cách tiếp cận bền vững của Công ty đã được cấu trúc xoay quanh 4 trục chính: Ứng phó với biến đổi khí hậu và năng lượng bền vững, quan tâm đến môi trường và hành động vì hạnh phúc của nhân viên và có quan điểm tích cực tác động đối với các bên liên quan.
Ảnh minh họa |
Vừa qua, nhân kỷ niệm 100 năm ngày thành lập (1924 - 2024), TotalEnergies SE (Công ty) là một công ty năng lượng và dầu khí đa quốc gia hàng đầu của CH Pháp và thế giới đã công bố bản báo cáo về những kết quả tiến bộ đạt được về phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu với chiến lược gia tăng sản xuất năng lượng có lượng khí thải carbon thấp trong năm 2024.
Nhân dịp này, xin trân trọng giới thiệu với quý độc giả tóm tắt những nội dung chính của bản báo cáo trên của Công ty, đặc biệt là những chiến lược sản xuất kinh doanh thời gian tới, để tham khảo.
*****
Thách thức toàn cầu: Nhiều năng lượng hơn, ít phát thải hơn
Hiện dân số thế giới dự kiến sẽ tăng thêm gần 2 tỷ người (2050). Triển vọng này sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên hợp quốc nhằm cải thiện sự thịnh vượng và phúc lợi xã hội, đồng thời bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Ở các quốc gia ở Global South, nơi việc tiếp cận năng lượng đã là một trong những yếu tố hạn chế sự phát triển của con người thì người tiêu dùng kỳ vọng cải thiện chất lượng cuộc sống của mình. Ở các nước OECD, năng lượng đã tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế-xã hội mà không quốc gia nào sẵn sàng từ bỏ. IPCC đã nhắc lại vào năm 2021 về sự nóng lên toàn cầu là hậu quả của việc phát thải khí nhà kính GHG liên quan đến các hoạt động của con người và cảnh báo về tác động môi trường và kinh tế-xã hội của sự thay đổi khí hậu vốn đã rõ ràng này.
COP28 và triển khai các hành động
Hiện Công ty ủng hộ Thỏa thuận Paris khi hoan nghênh thỏa thuận đạt được ở Dubai nhân COP28 với lời kêu gọi “chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch” một cách “công bằng, có trật tự và bình đẳng”. Trong khuôn khổ này, Công ty lưu ý một cách quan tâm đến việc tham chiếu của thỏa thuận đối với các loại nhiên liệu chuyển tiếp như khí đốt.
Công ty cũng đã hỗ trợ các mục tiêu gia tăng gấp ba lượng năng lượng tái tạo và tăng gấp đôi hiệu quả sử dụng năng lượng (2030) cũng như cắt giảm lượng khí thải methane trong khuôn khổ thời gian đó với những mục tiêu này là trọng tâm trong lộ trình của Công ty đến năm 2030. Thỏa thuận này cũng củng cố chiến lược chuyển đổi của Công ty, một mặt nhằm góp phần phát triển hệ thống năng lượng loại bỏ carbon mới dựa trên điện và năng lượng tái tạo, trong đó khí đốt tự nhiên đóng vai trò hữu ích như một nguồn năng lượng chuyển tiếp linh hoạt; mặt khác, để hỗ trợ quá trình chuyển đổi công bằng, có trật tự và hợp lý khỏi nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là ở các nước mới nổi kỳ vọng phát triển kinh tế-xã hội một cách hợp pháp cho người tiêu dùng của mình.
Đối với lượng phát thải liên quan đến năng lượng, việc cắt giảm lượng khí thải liên quan có ý nghĩa trong ngắn hạn: Giảm thiểu tỷ trọng than trong cơ cấu điện, bắt đầu từ các nước OECD; loại bỏ carbon trong lĩnh vực vận tải đường bộ (hiện nay 90% được cung cấp bởi các sản phẩm dầu mỏ) nhằm mục đích loại bỏ lượng khí thải methane từ quá trình sản xuất nhiên liệu hóa thạch. Nhằm đạt được những mục tiêu này thì cần phải đầu tư vốn tài chính lớn, không chỉ vào năng lượng tái tạo mà còn vào hệ thống mạng lưới điện và các hệ thống cho phép đảm bảo tính khả dụng của hệ thống lưới điện mới.
Một thách thức khác là cắt giảm mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch ở mức phù hợp. Tại Global South, nhiên liệu hóa thạch vẫn là một giải pháp hợp lý để cung cấp cho người tiêu dùng ngày càng gia tăng khả năng tiếp cận năng lượng, do đó điều này sẽ đem lại sự thịnh vượng hơn. Quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ không diễn ra nếu không có sự chấp nhận của xã hội (cả giữa Global North và Global South và tại các nước OECD) và nếu không có những nỗ lực thực sự về công bằng về thích ứng với biến đổi khí hậu. Việc đẩy nhanh tốc độ đầu tư vào năng lượng carbon thấp đòi hỏi sự hợp tác mạnh mẽ giữa khu vực công và tư nhân: Ở các nước OECD, việc đơn giản hóa và thúc đẩy quá trình cấp phép để đẩy nhanh việc triển khai mạng lưới điện và năng lượng tái tạo; tích cực hỗ trợ quá trình chuyển đổi của Global South thông qua: (i) Sự phát triển các bảo đảm tài chính đa phương cần thiết cho việc cấp vốn đầu tư tài chính cho các dự án và (ii) Triển khai các chương trình đào tạo để hỗ trợ địa phương triển khai các giải pháp công nghệ mới.
Chiến lược đa năng lượng với hai trụ cột
Công ty vẫn tiếp tục thực hiện chiến lược đa năng lượng tích hợp cân bằng: Công ty tái khẳng định sự liên quan của chiến lược đa năng lượng tích hợp cân bằng có tính đến sự phát triển của thị trường dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và điện lực. Được neo giữ trên hai trụ cột là dầu khí, đặc biệt là LNG và điện, năng lượng hiện là trung tâm của quá trình chuyển đổi năng lượng, Công ty hiện đang ở vị trí rất thuận lợi để tận dụng sự phát triển của giá cả năng lượng. Nhờ việc tái tập trung danh mục dầu khí vào các tài sản và những dự án có mức hòa vốn thấp và phát thải khí nhà kính GHG thấp cũng như việc đa dạng hóa sang điện, đặc biệt là năng lượng tái tạo, thông qua chiến lược tích hợp từ khâu sản xuất đến khách hàng tiêu thụ, Công ty đang thực hiện chiến lược chuyển đổi của mình trong khi đảm bảo chính sách lợi nhuận hấp dẫn cho cổ đông.
Sản xuất dầu khí với chi phí thấp, phát thải thấp một cách có trách nhiệm: Công ty hiện có kế hoạch gia tăng sản lượng dầu khí thêm từ 2% đến 3% mỗi năm trong vòng 5 năm tới, chủ yếu là từ LNG nhờ vào danh mục đầu tư thượng nguồn phong phú, chi phí thấp và phát thải thấp. Công ty còn có kế hoạch đáng chú ý là phát triển một loạt các dự án LNG hàng đầu (Qatar North Field Expansion, Papua LNG, Energia Costa Azul LNG và Rio Grande ở Hoa Kỳ, Mozambique LNG), đồng thời tận dụng vị trí dẫn đầu ở châu Âu về tái hóa khí và vị thế xuất khẩu LNG hàng đầu của Hoa Kỳ.
Hiện Công ty có kế hoạch triển khai sản xuất danh mục các dự án dầu khí đem lại lợi nhuận cao (Brazil, Vịnh Mexico, Iraq, Uganda) gần đây đã được làm gia tăng lợi nhuận nhờ vào những thành công thăm dò dầu khí ở Suriname và Namibia. Chỉ số chính cho thấy sự tiến bộ của Công ty trong trụ cột này là việc giảm phát thải thuộc các Phạm vi 1 và 2 bởi vì nhiệm vụ đầu tiên của Công ty với tư cách là nhà sản xuất hydrocarbon hàng đầu là cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính GHG liên quan đến quá trình sản xuất này.
Sự phát triển mô hình điện tích hợp có lợi nhuận và khác biệt để tạo ra nguồn lợi nhuận trong tương lai: Công ty hiện cũng đang nhân rộng mô hình kinh doanh dầu khí tích hợp của mình vào chuỗi giá trị điện để đạt được lợi nhuận (ROACE) gần 12% cho phân khúc điện tích hợp, tương đương với ROACE dầu khí thượng nguồn ở mức 60 USD/thùng dầu, cao hơn lợi nhuận của mô hình tiện ích truyền thống. Công ty cũng đang xây dựng danh mục đầu tư cạnh tranh về chi phí mang tính đẳng cấp thế giới kết hợp năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, gió trên bờ, gió ngoài khơi) và tài sản linh hoạt (nhà máy turbine khí chu trình hỗn hợp CCGT, lưu trữ) để cung cấp điện carbon thấp 24/7. Đặc biệt, Công ty còn đang tận dụng hiệu ứng quy mô trong việc mua sắm trang thiết bị để tối ưu hóa chi phí đầu tư và công nghiệp hóa các tài sản tái tạo thông qua kỹ thuật số để cắt giảm chi phí vận hành. Công ty cũng đã sử dụng sức mạnh của bảng cân đối kế toán nhằm duy trì khả năng tiếp cận thị trường, điều này đã cho phép Công ty thu được lợi nhuận bổ sung khi tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước.
Hiện Công ty đặt mục tiêu gia tăng sản lượng điện lên hơn 100 TWh công suất (2030), đầu tư khoảng 4 tỷ USD mỗi năm; dòng tiền được tạo ra của phân khúc này là 2,2 tỷ USD (2023) và sẽ lên hơn 4 tỷ USD (2028), trở thành dòng tiền ròng dương vào thời điểm đó. Ngoài ra, Công ty còn đầu tư vào các phân tử carbon thấp (nhiên liệu sinh học và khí sinh học, cũng như hydrogen và các dẫn xuất của nó: Nhiên liệu điện tử và SAF). Chỉ số chính cho thấy tiến trình đo lường quá trình chuyển đổi sang các sản phẩm năng lượng carbon thấp của Công ty là cường độ carbon trong vòng đời của các sản phẩm được khách hàng của Công ty sử dụng khi chia lượng phát thải trong vòng đời (từ sản xuất đến sử dụng cuối) của các sản phẩm năng lượng được bán ra (thuộc các Phạm vi 1, 2 và 3) cho lượng năng lượng được cung cấp (gCO₂e/MJ). Việc cắt giảm cường độ carbon 1 (cường độ phát thải) phản ánh hàm lượng carbon thấp hơn trong năng lượng bán cho khách hàng của Công ty và sự tiến bộ của Công ty trong việc thực hiện chiến lược chuyển đổi năng lượng của mình.
Đồng hành cùng xã hội để trở thành một công ty net-zero vào năm 2050
Theo kế hoạch đến năm 2050, Công ty sẽ sản xuất: Kkoảng 50% năng lượng dưới dạng điện, bao gồm cả công suất lưu trữ tương ứng, tổng cộng khoảng 500 TWh/năm công suất, trên cơ sở Công ty sẽ phát triển tổng công suất tái tạo khoảng 400 GW; khoảng 25% năng lượng, tương đương với 50 Mt/năm phân tử năng lượng carbon thấp ở dạng khí sinh học, hydrogen hoặc nhiên liệu lỏng tổng hợp từ phản ứng tuần hoàn: Nhiên liệu điện tử H2 + CO₂ → e-fuels; khoảng 1 Mboe/ngày sản lượng dầu khí (chiếm khoảng 1/4 sản lượng vào năm 2030, phù hợp với mức giảm dự kiến theo Kịch bản net-zero của IEA), chủ yếu là khí tự nhiên hóa lỏng (khoảng 0,7 Mboe/ngày, hoặc từ 25 Mt/năm đến 30 Mt/năm) và phần còn lại là dầu có chi phí rất thấp. Phần lớn lượng dầu đó sẽ được sử dụng trong lĩnh vực hóa dầu để sản xuất khoảng 10 triệu tấn polymers/năm, trong đó 2/3 trong số đó sẽ đến từ nền kinh tế tuần hoàn.
Hiện lượng dầu khí đó sẽ đại diện cho: Khoảng 10 MtCO₂e/năm của lượng phát thải dư lượng thuộc Phạm vi 1, với lượng khí thải methane hướng tới mức net-zero (dưới 0,1 MtCO₂e/năm); lượng khí thải đó sẽ được bù đắp hoàn toàn bằng các dự án sử dụng giải pháp dựa vào thiên nhiên (bể hấp thụ carbon tự nhiên); các Phạm vi phát thải 3 và 4 với tổng lượng phát thải khoảng 100 Mt CO₂e/năm. Để đạt được mức net-zero đồng hành cùng với xã hội, Công ty sẽ tập trung vào: (i) Thủy điện, năng lượng mặt trời, gió và hạt nhân. (ii) Nhiên liệu sinh học, khí sinh học, hydrogen và nhiên liệu điện tử/khí điện tử. (iii) Từ cơ sở vận hành. (iv) Nghị định thư GHG-danh mục 11 (lượng khí thải trực tiếp và gián tiếp trong giai đoạn sử dụng, bao gồm tổng lượng khí thải dự kiến trong suốt vòng đời từ tất cả các sản phẩm có liên quan được bán trong năm báo cáo trên danh mục sản phẩm của Công ty). (v) Cường độ carbon trong vòng đời của các sản phẩm năng lượng được bán. MtCO₂e đã góp phần “loại bỏ” lượng CO₂ tương đương 100 Mt/năm do khách hàng tạo ra bằng cách phát triển các giải pháp sử dụng carbon (CCU) và công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon (CCS) khoảng 100 MtCO₂e/năm.
Năm 2050, danh mục đầu tư giao dịch của Công ty sẽ được điều chỉnh phù hợp với danh mục sản phẩm và bán hàng của mình.
Năm 2030: Mục tiêu về nhiều năng lượng hơn và ít khí thải hơn
Trong thập kỷ 2020-2030, chiến lược chuyển đổi năng lượng của Công ty dựa trên hai trụ cột được phản ánh trong các mục tiêu sản xuất và bán hàng: (i) Sản xuất dự báo sẽ gia tăng sản lượng năng lượng (dầu, khí đốt và điện) 4% mỗi năm từ năm 2023 đến năm 2030, đồng thời cắt giảm lượng khí thải (thuộc Phạm vi 1 và 2 và khí methane) từ các cơ sở do Công ty vận hành. (ii) Doanh số bán hàng của Công ty đang đặt mục tiêu cắt giảm 25% cường độ carbon 1 (2030) so với mức năm 2015. Ngoài ra, Công ty còn đang phát triển cơ cấu doanh số bán hàng của mình để đạt 20% điện (2030), với tỷ trọng doanh số bán khí đốt tự nhiên cao hơn doanh số bán dầu khí.
Link nguồn:
Tuấn Hùng
Total Energies