|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thanh Hóa thu hút phát triển các nhà máy điện khí LNG

Theo Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được Thủ tướng Chính phủ, thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa cần thu hút phát triển các nhà máy điện khí LNG, hình thành trung tâm điện khí LNG tại khu kinh tế Nghi Sơn.

Ngày 27/2/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 153/QĐ-TTg phê Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Với quyết định này, Thanh Hóa trở thành tỉnh thứ 4 trong cả nước được phê duyệt quy hoạch tỉnh.

Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đưa ra quan điểm, mục tiêu là phát huy vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng và tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh của tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, phát triển hài hòa, cân đối giữa các vùng, miền, nhất là vùng đồng bằng và ven biển với vùng miền núi, giữa thành thị với nông thôn; giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển nhanh với phát triển bền vững, giữa phát triển hợp lý theo chiều rộng với phát triển theo chiều sâu, trong đó phát triển theo chiều sâu là chủ đạo; đưa Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc.

Một vấn đề rất đáng chú ý mà quy hoạch đề ra là tỉnh Thanh Hóa sẽ tự lực, tự cường, đổi mới sáng tạo, thu hút nhân tài, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng lực hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện chuyển đổi số, lấy chính quyền số làm động lực để phát triển kinh tế số, xã hội số, tạo đột phá trong cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Bố trí không gian phát triển các ngành, lĩnh vực bảo đảm hài hòa, sử dụng hợp lý các nguồn lực cho phát triển, chú trọng đến phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, phù hợp với khả năng đáp ứng về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội để nâng cao chất lượng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Cùng với đó là phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giảm nghèo và nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần và vật chất cho nhân dân; bảo đảm sự hài hòa về lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường trong suốt quá trình phát triển.

Riêng về công nghiệp sản xuất, cung ứng điện: duy trì ổn định hoạt động của các nhà máy thủy điện, nhiệt điện hiện có; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án điện mặt trời; thu hút phát triển các nhà máy điện khí LNG, hình thành trung tâm điện khí LNG tại khu kinh tế Nghi Sơn.

Về phương án phát triển nguồn điện và mạng lưới cấp điện: phát triển nguồn định gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp với quy hoạch điện lực quốc gia. Tiếp tụ xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo các trạm biến áp và đường dây diện 500kV, 220kV và 110kV, các đường dây trung thế, hạ thế kết nối với các nguồn điện mới đáp ứng nhu cầu phụ tải tăng, đặc biệt là tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Tập trung cải tạo lưới 10kV thành 22kV hoặc 35kV. Dần xóa bỏ các trạm biến áp trung gian, thay thế bằng các trạm 110kV hoặc các xuất tuyến trung áp mới. Từng bước ngầm hóa mạng lưới điện trung và hạ thế hiện có. Đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định cho vùng sâu, vùng xa.

Đức Dũng


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết