Lazada: Bứt phá tiềm năng nhờ hệ sinh thái thương mại điện tử
Trong bối cảnh dịch bệnh, kinh doanh trên thương mại điện tử (TMĐT) được xem là chiến lược cần thiết để cho doanh nghiệp giúp duy trì sản xuất, tạo ra nguồn thu, từ đó hồi phục kinh tế.
Thương mại điện tử và những xu hướng mới
Năm 2021 ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT Việt Nam và trở thành lĩnh vực tiên phong trong nền kinh tế số. Báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company chỉ ra rằng, quy mô TMĐT Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì mức tăng trưởng 29% trong giai đoạn từ nay đến 2025. Trong đó, doanh thu của TMĐT Việt Nam dự đoán đạt 57 tỷ USD vào năm 2025. Người tiêu dùng Việt tiếp tục lựa chọn hình thức mua sắm trực tuyến với 71% người sử dụng internet tại Việt Nam thực hiện ít nhất 1 mua sắm trực tuyến; 99% người mua sắm trực tuyến mới sẽ tiếp tục mua sắm trong tương lai.
Một chương trình khuyến mại cuối năm của Lazada |
Ông Nguyễn Huy Hoàng - Giám đốc Phát triển Đối tác Kinh doanh của Lazada Việt Nam – nhận định, đại dịch Covid-19 đã tái định hình hành vi mua sắm của người tiêu dùng hướng đến sự nhanh chóng, tiện lợi và an toàn, theo đó, sự e dè đối với mua sắm online đã ngày càng giảm dần; khách hàng có nhu cầu trải nghiệm mua sắm kết hợp giải trí (shoppertainment); người tiêu dùng cũng có thói quen mua sắm có trách nhiệm hơn sau giai đoạn giãn cách – “mua sắm có trách nhiệm”.
Nhân viên giao hàng tuân thủ nghiệm ngặt quy định 5K |
Điều này được thấy được qua số liệu báo cáo trong quý 3/2021, Lazada Việt Nam ghi nhận lượng khách hàng truy cập hàng ngày, số lượng đơn hàng và số lượng khách mua hàng trên nền tảng TMĐT này của hãng đều tăng hơn gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2020. Cụ thể, tại Lazada trong Lễ hội mua sắm 11.11 của Lazada, doanh thu toàn sàn và số lượng đơn đặt hàng tăng gần 2 lần. Song song đó, với số lượng khách nhà bán hàng tham gia “lên sàn” tăng gấp 1,5 lần. Tại kênh LazLive cũng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình với doanh thu từ LazLive các hoạt động livestream bán hàng cũng tăng gấp 7 lần. Hình thức kênh mua sắm này cũng trở thành một trong những công cụ nhận được ủng hộ từ nhà bán hàng và thương hiệu với số lượng tham gia tăng gấp 1,6 lần so với cùng kỳ năm ngoái.…
Chuyển đổi số và những thách thức doanh nghiệp hay gặp phải
Giám đốc Phát triển Đối tác Kinh doanh của Lazada Việt Nam nhấn mạnh, trước bối cảnh hiện nay, chuyển đổi số đã không còn là một lựa chọn mà là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để bắt kịp làn sóng chuyển đổi số, không ít doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức do trước nay họ chưa từng hoặc chưa quen với kinh doanh online.
Đầu tiên, phải kể đến thói quen kinh doanh truyền thống/trực tiếp từ lâu khiến doanh nghiệp cần thời gian để thích nghi với sự khác biệt ở hình thức kinh doanh trực tuyến: cách vận hành hệ thống kinh doanh online, các thông số quan trọng trong TMĐT, cách đầu tư thích hợp, khâu đóng gói hàng hoá – đặc biệt trong những lễ hội mua sắm… Kế đến, các doanh nghiệp có thể đã tự vận hành kinh doanh số trên các nền tảng online trước đấy như Facebook, trang web riêng, … nhưng thiếu dữ liệu vận hành trên nền tảng số, trong khi đó TMĐT mang đến cho người tiêu dùng tệp khách hàng rộng lớn hơn, với những xu hướng và mối quan tâm cụ thể hơn.
Do đại dịch đã xảy ra và thay đổi hành vi người tiêu dùng. Nhiều doanh nghiệp cần bắt tay vào việc giải bài toán “Làm thế nào để thu hút, tiếp cận khách hàng trong bối cảnh người tiêu dùng “thắt lưng buộc bụng”? Đó chính là câu chuyện về hiệu quả chi phí. Các chi phí đầu tư về kho bãi, nguồn cung, hàng hoá, chiến dịch marketing, vận chuyển hàng hoá,… cũng là yếu tố quyết định việc chuyển đổi số cho doanh nghiệp thành công - Ông Nguyễn Huy Hoàng chỉ ra.
Gỡ “nút thắt” nhờ hệ sinh thái TMĐT
Trước những thay đổi và thách thức đó, Lazada luôn mang trong mình sứ mệnh tạo ra một hệ sinh thái “giúp mọi người có thể kinh doanh dễ dàng ở bất kỳ nơi đâu”, nâng cao trải nghiệm mua sắm cho người dùng và thúc đẩy sự phát triển tại Đông Nam Á thông qua thương mại và công nghệ. Ông Nguyễn Huy Hoàng khuyến nghị, việc tận dụng TMĐT như một kênh phân phối mới là một hướng đi bền vững để các doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh, nhất là với nhóm ngành thực phẩm tươi sống và nông sản. Điều này sẽ làm giảm tối đa tình trạng phụ thuộc vào “giải cứu”, đồng thời khai mở tiềm năng doanh thu cho người nông dân và các bên liên quan.
Lazada phối hợp với Sở Công Thương thực hiện chương trình "Thực phẩm lưu động bình ổn giá" |
Lazada đã thiết lập một tiêu chuẩn mới cho ngành TMĐT tại Việt Nam thông qua "mô hình 3-Easy": Easy to buy - Dễ dàng mua sắm; Easy to sell - Dễ dàng buôn bán; và Easy to deliver - Dễ dàng vận chuyển. Theo đó, ở khía cạnh dễ dàng mua sắm, Lazada mang đến những đề xuất tìm kiếm và giao diện mua sắm được cá nhân hoá theo sở thích và thói quen của người tiêu dùng, từ đó người tiêu dùng có thể dễ dàng và thuận tiện mua sắm hơn. Về dễ dàng buôn bán, nền tảng này mang đến quy trình “lên sàn” chỉ trong vòng 3 giờ đồng hồ, cùng hàng loạt những giải pháp về quản lý kinh doanh bằng biểu đồ thời gian thực, giải pháp marketing sản phẩm, … để giúp thương hiệu và nhà bán hàng kinh doanh ổn định trên Lazada. Nói về dễ dàng vận chuyển, Lazada tối ưu hoá quy trình vận chuyển, đảm bảo giao hàng đúng hẹn, giao hàng không tiếp xúc để hạn chế rủi ro cho người mua lẫn người bán.
Bên cạnh đó, Lazada còn dồn lực đầu tư vào xây dựng một hệ sinh thái TMĐT bền vững trong dài hạn thông qua công nghệ và logistics. Hệ sinh thái TMĐT của Lazada được xây dựng trên nền tảng là giá trị cốt lõi “Customer First – Khách hàng là ưu tiên hàng đầu”. Khách hàng ở đây bao gồm cả nhà bán hàng, các thương hiệu và người mua hàng. Đồng thời, “chúng tôi cũng có 3 trụ cột chắc chắn là cơ sở hạ tầng logistics; công nghệ tiên tiến và sự kết hợp giữa sự thấu hiểu thị trường địa phương và tư duy toàn cầu” – ông Hoàng nhấn mạnh.
Đồng thời, chia sẻ về điều này, đại diện Lazada Việt Nam cho hay, đơn vị nền tảng TMĐT này đã và đang tích cực phối hợp cùng Sở Công Thương TP.HCM, các doanh nghiệp bán lẻ và nhà cung cấp, nhanh chóng bổ sung nguồn hàng rau, củ, quả nhanh chóng cho người dân. Lazada đã đưa nhiều sản phẩm rau củ quả mới lên sàn trong thời gian nhanh nhất bằng việc rút ngắn 80% thời gian và quy trình mở gian hàng mới. Hiện nay, Lazada ghi nhận, số lượng đơn hàng thực phẩm tươi sống trên sàn trong ngày tăng 130% và; hHơn 60 tấn rau rủ đã được đưa đến người dân và số lượng này dự kiến còn được tiếp tục tăng mỗi ngày 500%.
Từ những kết quả đã đạt được, Lazada luôn tự tin là một trong những sàn TMĐT tiên phong đẩy mạnh sự phát triển của những xu hướng kinh doanh mới nhất. Trong đó, hình thức thanh toán không tiền mặt đã được thúc đẩy mạnh mẽ trên Lazada trong một khoảng thời gian dài. Đặc biệt, trong giai đoạn gian dịch bệnh căng thẳng, Lazada đã có nhiều giải pháp thanh toán cho người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu mua sắm không tiếp xúc, đảm bảo an toàn.
Với tư duy “Khách hàng là trên hết”, Lazada đã đưa ra các kế hoạch hành động kịp thời để duy trì hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cung cấp một cứu cánh trực tuyến cho các đối tác và người bán của chúng tôi, đặc biệt là người bán hàng địa phương.
Trang Anh