|
  • :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Khuyến công Vĩnh Phúc: Tạo “cú hích” thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

Mặc dù nguồn kinh phí khuyến công tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ các đơn vị ứng dụng máy móc, thiết bị trong sản xuất không nhiều, nhưng đó là điều kiện giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, phát triển các sản phẩm mới.

Mạnh dạn ứng dụng máy móc nhờ nguồn kinh phí khuyến công
Để đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, Hộ kinh doanh cá thể anh Nguyễn Văn Duy đầu tư máy móc thiết bị sản xuất cửa nhôm. Vì xu hướng sử dụng cửa nhôm hiện nay rất cao, có nhiều ưu điểm như: dễ dàng lắp đặt, có khả năng chống bám bẩn, dễ lau chùi khi bị bẩn, cách âm tốt và có khả năng cách nhiệt đối với ánh nắng mặt trời, giúp ngôi nhà thẩm mỹ cao, khả năng chịu lực tốt, an toàn,... nên hộ gia đình anh Duy đầu tư 04 thiết bị gồm: Máy cắt nhôm 2 đầu; máy phay kim loại;  máy dột dập; máy nén khí, với tổng kinh phí 390 triệu đồng. Trong đó kinh phí khuyến công địa phương năm 2024 hỗ trợ 113 triệu đồng cho đề án “Hỗ trợ kinh phí đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất cửa nhôm”.

Nghiệm thu cơ sở đề án “Hỗ trợ kinh phí đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất cửa nhôm” tại Hộ kinh doanh cá thể anh Nguyễn Văn Duy (Ảnh: Tạp chí Công Thương)

Với những loại máy này giúp hộ kinh doanh các thể anh Duy nâng cao năng suất, đa dạng mẫu mã sản phẩm, góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương, làm tăng thêm giá trị gia tăng của ngành công nghiệp của tỉnh. Bên cạnh đó, tiết kiệm chi phí thuê gia công, chủ động được thời gian, giảm giá thành và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tương tự, đối với Hộ kinh doanh Hà Văn Quảng với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là gia công cơ khí, buôn bán các sản phẩm nhôm kính. Là cơ sở sản xuất thành lập với vốn đầu tư nhỏ. Với lợi thế có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành gia công cơ khí và sản xuất cửa nhôm được nhiều khách hàng đánh giá cao về chất lượng. Nhận thấy Hộ kinh doanh Hà Văn Quảng muốn mở rộng sản xuất, Trung tâm phát triển Công thương Vĩnh Phúc (gọi tắt là Trung tâm) đã phối hợp triển khai thực hiện đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất cửa nhôm” tại Hộ kinh doanh Hà Văn Quảng, có địa chỉ tại xã Tử Du, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Tổng vốn đầu tư thực hiện đề án là 320  triệu đồng, trong đó: kinh phí khuyến công địa phương năm 2024 hỗ trợ là 91 triệu đồng đồng, vốn đối ứng của Hộ kinh doanh Hà Văn Quảng là 229 triệu đồng.

Anh Hà Văn Quảng cho biết: Việc hỗ trợ ứng dụng thiết bị tiên tiến trong sản xuất cửa nhôm đã giúp cơ sở gia công cơ khí đạt chất lượng, nâng cao năng suất, giảm công lao động, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, giải quyết việc làm, có thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế, xã hội chung của địa phương.

Nghiệm thu cơ sở đề án “Hỗ trợ kinh phí đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất gia công cơ khí” tại Công ty TNHH HTH Vĩnh Phúc (Ảnh: Tạp chí Công Thương)

Cùng với đó, từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương năm 2024, Trung tâm Phát triển Công thương tỉnh Vĩnh Phúc đã phối hợp, hỗ trợ  Công ty TNHH HTH Vĩnh Phúc, địa chỉ: TDP Lai Sơn, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện đề án “Hỗ trợ kinh phí đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất gia công cơ khí” với tổng kinh phí thực hiện đề án là 1.110 triệu đồng, bao gồm 270 triệu đồng được hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương. Sau khi nhận được nguồn kinh phí hỗ trợ, Công ty đã đầu tư mua mới 100% các máy gồm: 01 Máy cắt LASER FM3015 và 01 máy chấn. Đây là các máy móc thiết bị tiên tiến, dây truyền sản xuất chính trong sản xuất của cơ sở.

Máy móc sau khi đi vào hoạt động đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm nguyên liệu, tiết kiệm nhân công so với làm thủ công và làm đa dạng mẫu mã sản phẩm…sản phẩm đáp ứng được nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của cơ sở. Qua đó, giúp đảm bảo an toàn lao động, giảm thiểu phế phẩm trong sản xuất, bảo vệ môi trường khu vực làm việc, góp phần ổn định việc làm lao động tại địa phương với thu nhập ổn định.

Ông Nguyễn Văn Chính - Giám đốc Trung tâm Phát triển Công Thương Vĩnh Phúc đánh giá: Đây là 3 trong số 11 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn (CNNT) nhận nguồn vốn hỗ trợ máy móc thiết bị (đợt 1) theo Chương trình khuyến công địa phương năm 2024 do Trung tâm Phát triển Công thương tỉnh Vĩnh Phúc (Sở Công Thương) triển khai. Việc triển khai đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị trong lĩnh vực sản xuất cơ khí sẽ là điều kiện giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, phát triển các sản phẩm mới. Có thể thấy, nguồn kinh phí hỗ trợ tuy không nhiều, nhưng đã tạo cú hích giúp hỗ trợ cho nhiều doanh nghiệp.

1.718 triệu đồng hỗ trợ ứng dụng máy móc tiên tiến trong sản xuất

Xác định phát triển CNNT là một trong những giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, năm 2024, Trung tâm tiếp tục được tỉnh phê duyệt triển khai Chương trình khuyến công với tổng nguồn vốn gần 6.868 triệu đồng. Mục tiêu đến hết năm 2024, Trung tâm tiếp tục hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc hiện đại vào sản xuất cho 32 đơn vị.

Đáng chú ý, 6 tháng đầu năm 2024, Trung tâm đã ký hợp đồng với 11 cơ sở CNNT hỗ trợ kinh phí đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp với ổng kinh phí hỗ trợ là 1.718 triệu đồng. Để chương trình đi vào chiều sâu, bền vững, công tác xây dựng kế hoạch, thực hiện chương trình tiếp tục được Trung tâm triển khai chặt chẽ, đúng quy định, tối ưu hóa hiệu quả nguồn vốn.

Nguồn vốn khuyến công địa phương năm 2024 “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất cửa nhôm” tại Hộ kinh doanh Hà Văn Quảng đã giúp cơ sở gia công cơ khí đạt chất lượng, nâng cao năng suất, giảm công lao động, đáp ứng nhu cầu của khách hàng (Ảnh: Tạp chí Công Thương)

Bên cạnh đó, trong những tháng cuối năm 2024 Trung tâm sẽ chỉ đạo Phòng Khuyến công tiếp tục thực hiện các đề án, nhiệm vụ khuyến công sau khi được phê duyệt bao gồm: Tiếp tục thực hiện các hợp đồng tuyên truyền; các hợp đồng Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật đã ký.

Tổ chức Hội thảo chuyên đề về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, sản xuất sạch hơn, tiết kiệm nguyên liệu. Ký và thực hiện hợp đồng Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Đồng thời, hỗ trợ kinh phí đầu tư phòng trưng bày để giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Xây dựng kế hoạch khuyến công địa phương, quốc gia năm 2025 trình cấp có thẩm quyền.

Nguồn: Tạp chí Công Thương


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết